Hà Nội: Xây dựng bến xe Yên Sở để phục vụ lợi ích của ai?

Hà Nội: Xây dựng bến xe Yên Sở để phục vụ lợi ích của ai?

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 2, 02/07/2018 15:02

Hà Nội cấp phép xây dựng bến xe Yên Sở nằm ngay cạnh đường vành đai 3 và chỉ cách bến xe Nước Ngầm 1km đang trái với quan điểm di chuyển bến xe ra khu vực vành đai 4 của thành phố.

Trong báo cáo của UBND TP.Hà Nội gửi Thường trực Thành uỷ Hà Nội có đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Các bến xe khách liên tỉnh được đưa ra khỏi vành đai 3 và được bố trí tại khu vực các trục đường hướng tâm giao với vành đai 4.

Trong đó, bến xe Gia Lâm và Giáp Bát sẽ di chuyển sau năm 2020, bến Mỹ Đình và Nước Ngầm di chuyển sau năm 2025. Bến Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ chuyển về bến xe Ngọc Hồi (bến phía Nam).

Hà Nội: Xây dựng bến xe Yên Sở để phục vụ lợi ích của ai?

Khu vực quy hoạch để xây bến xe Yên Sở được quây kín bằng những tấm tôn.

Tuy nhiên, chủ trương và đồ án đã rõ ràng, thế nhưng Hà Nội lại làm trái ngược khi bất ngờ cho đầu tư xây bến xe Yên Sở với diện tích khoảng 3,2 ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) có mặt tiền trên đường vành đai 3 chỉ cách bến Nước Ngầm hơn 1km, nằm ngay bên đường gom vành đai 3.

Theo quyết định đầu tư của UBND TP.Hà Nội, bến Yên Sở sẽ hoàn thành trong quý 2/2018, kết hợp xe khách và xe tải. Công suất khai thác xe khách tuyến cố định 800-1.000 lượt xe/ngày, đêm (giai đoạn đầu khai thác 400 lượt xe/ngày, đêm); công suất xe tải khoảng 200 lượt xe/ngày, đêm. Bến xe Yên Sở xây dựng trong giai đoạn 2017-2020, hỗ trợ cho bến xe Giáp Bát.

Đáng ngạc nhiên là, TP.Hà Nội lại cấp phép cho bến xe Yên Sở được hoạt động trong 50 năm. Trong khi đó, từ năm 2030 và tầm nhìn 2050, các bến xe khách liên tỉnh sẽ phải di dời ra trục đường vành đai 4 khiến cho nhiều người bức xúc.

Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, khu vực đường được quy hoạch xây dựng bến xe Yên Sở chỉ là đường gom của đường vành đai 3, đây là tuyến đường nối giữa nút giao Pháp Vân đến cầu Thành trì có mật độ giao thông rất lớn không thuận tiện cho việc xây dựng bến xe.

Đặc biệt, khu vực nút giao Pháp Vân và cầu Thanh Trì là hai điểm nóng của TP.Hà Nội về ùn tắc giao thông nên việc xây bến xe Yên Sở sẽ tạo thêm áp lực giao thông trong khu vực.

Dư luận băn khoăn nghi vấn, TP.Hà Nội đã có chủ trương xây dựng bến xe Ngọc Hồi để chuyển bến Giáp Bát và Nước Ngầm xuống thì còn xây bến xe Yên Sở làm gì? Trong khi, hai bến này vẫn còn khả năng khai thác ổn định thì việc xây dựng thêm bến xe thứ ba sẽ phục vụ lợi ích của ai?

TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA (Nhật Bản) cho rằng, TP.Hà Nội cho xây dựng bến xe Yên Sở cạnh đường vành đai 3 là trái quan điểm di chuyển bến xe ra khu vực vành đai 4 của thành phố.

Cũng không hiểu mục đích xây bến xe Yên Sở để phục vụ lợi ích của ai? Mặc dù, Hà Nội nói là xây bến xe tạm nhưng lại cấp phép hoạt động 50 năm thì quá bất hợp lý. Bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm vẫn còn hoạt động ổn định được thì chẳng có lý do gì mà phải nhồi nhét thêm 1 bến xe.

Trong khi đó, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc sở GTVT Hà Nội cho biết, trong Quy hoạch giao thông của TP.Hà Nội có bến xe tĩnh của Hà Nội và bãi đỗ xe Yên Sở phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg năm 2016.

Hiện tại, Hà Nội cũng chưa có quy hoạch nào về bến xe ngoài Quyết định 519 này. Nếu chỉ xây dựng một bến xe phía Nam (Ngọc Hồi) để thay thế 2 bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm sẽ là quá tải. Vì vậy, cần phải có một bến xe Yên Sở trong trung hạn nhằm điều tiết nhu cầu và hỗ trợ cho bến xe phía Nam.

Ngoài ra, bến xe Yên Sở mới đủ điều kiện để chuyển đổi bến xe Giáp Bát thành điểm trung chuyển phục vụ riêng cho vận tải công cộng. Khi bến xe Yên Sở đi vào hoạt động, sẽ dần giảm tải bến xe Giáp Bát, tiến tới chuyển bến xe  Giáp Bát ra khỏi khu vực nội đô theo đúng lộ trình.

Hiếu Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.