Hai cậu học trò với hành trình mang rào chắn đường sắt từ miền núi xuống đồng bằng

Hai cậu học trò với hành trình mang rào chắn đường sắt từ miền núi xuống đồng bằng

Thứ 3, 15/03/2016 04:30

Vượt qua hàng trăm gương mặt, hai em Tuấn và Bằng trường THCS Sơn Kim đã xuất sắc giành giải ba cuộc thi Sáng tạo KHKT với mô hình Rào chắn đường sắt tự động.

Học tập tại một trường vùng biên giới miền núi Hương Sơn, khó khăn rất nhiều về cơ sở vật chất, nhưng với lòng đam mê môn Khoa học công nghệ, cả hai em Nguyễn Phùng QuốcTuấn- học sinh lớp 9A và em Trịnh Huy Bằng- học sinh lớp 9D trường THCS Sơn Kim, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xuất sắc khi đại diện cho tỉnh Hà Tĩnh có mặt trong cuộc thi sáng tạo KHCN toàn quốc và đạt giải ba với mô hình: Rào chắn đường sắt tự động.

Chúng tôi thật sự bất ngờ khi được hai em chia sẻ: “Xuất phát từ những vụ tai nạn đường sắt thương tâm thường xuyên xảy ra. Trong khi đó cả nước ta đã có gần 4000 tuyến đường sắt đi qua các khu dân sinh. Điều đó đã làm chúng em nghĩ rằng phải thiết kế ra một hệ thống rào chắn tự động đảm bảo an toàn lại vừa tiết kiệm chi phí nhân công cho ngành đường sắt”.

Xã hội - Hai cậu học trò với hành trình mang rào chắn đường sắt từ miền núi xuống đồng bằng

Xuất phát từ ý tưởng giảm thiểu số lượng các vụ tai nạn đường sắt, mô hình Rào chắn đường sắt tự động đã ra đời và đã đạt giải ba toàn quốc cuộc thi sáng tạo KHKT.

Nghĩ là bắt tay vào làm, sau gần một năm mày mò, tìm hiểu, lắp ghép dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo tại trường, mô hình Rào chắn đường sắt tự động đã được hoàn thành.

Kể về những ngày tháng mới bắt tay vào làm, Bằng chia sẻ: “Có những lúc thiếu các linh kiện, các bộ cảm biến mà chúng em không thể tìm mua được ở đâu, bắt xe ra TP Vinh tìm mua cũng không có. Rồi hai đứa lại lên mạng mò mẫm đặt mua ở Hà Nội, có cái phải đặt tận TP Hồ Chí Minh gửi về”.

“Có những hôm hai đứa lắp lắp, ghép ghép rồi lại tháo ra vì chưa được. Cứ như thế hàng trăm lần. Loay hoay hết ngày mà vẫn chưa muốn dừng tay”. Tuấn chia sẻ thêm.

“Hai em Tuấn và Bằng rất thông minh, tiếp thu nhanh và có nhiều tư duy sáng tạo phụ hợp thực tiễn nên chỉ cần thầy hướng dẫn qua là các em đã hiểu để làm rồi”. Thầy Nguyễn Mạnh Hùng- người thầy đã hướng dẫn các em hoàn thành mô hình cho biết.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.