Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam

Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Thứ 3, 26/02/2019 14:53

Cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành đã từng tới thăm Việt Nam hai lần, năm 1958 và 1964, với chuyến về thăm “làng Việt - Triều” tại Xuân La, Tây Hồ Hà Nội. Nhân dân nơi đây vẫn còn vẹn nguyên cảm giác tự hào khi từng được tiếp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Chỉ còn một ngày nữa, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai sẽ chính thức diễn ra, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã di chuyển bằng tàu bọc thép qua Trung Quốc và “cập bến” Việt Nam vào sáng nay.

Trước đây, cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành, ông nội của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cũng đã từng hai lần tới thăm Việt Nam.

Về thăm làng “Việt - Triều”

Ngày 21/11/1958, lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành đã dẫn đầu phái đoàn quan chức nước này thực hiện chuyến thăm chính thức công khai đầu tiên tới Trung Quốc. Trong quá trình di chuyển từ Bình Nhưỡng, chuyến tàu lần lượt dừng lại ở Bắc Kinh, Vũ Hán, rồi “cập bến” ở Quảng Châu vào ngày 27/11.

Ký ức chuyến thăm của cố Chủ tịch Triều tiên Kim Nhật Thành


Ngày 28/11, Chủ tịch Kim Nhật Thành và đoàn quan chức Triều Tiên đáp chuyên cơ của lãnh đạo Trung Quốc tới Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam.

Tháng 10/1964, nhà lãnh đạo Triều Tiên này thực hiện chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai. Lần này, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã dùng máy bay chở khách Vickers Viscount do Trung Quốc cung cấp để di chuyển từ Bình Nhưỡng tới Bắc Kinh, Vũ Hán, Nam Ninh và Hà Nội (Việt Nam).

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam

Chuyến thăm "làng Việt - Triều" của hai vị lãnh tụ của hai nước.

Trong hai chuyến thăm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Phủ Chủ tịch, sau đó, hai nhà lãnh đạo Việt - Triều đã đi tham quan nhiều nơi: Xem buổi biểu diễn của đoàn văn công Việt Nam và đoàn nghệ thuật Triều Tiên tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội; xem sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ khi đoàn đến thăm Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự); thăm hợp tác xã Việt - Triều hữu nghị…

Anh Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân La, Tây Hồ cho biết: “Bản thân tôi là công dân sinh ra và lớn lên tại đây, cũng có điều kiện được tiếp cận và được biết những tư liệu, tài liệu có liên quan đến sự kiện Bác Hồ và Chủ tịch Kim Nhật Thành đến Xuân La. Lần đầu tiên là ngày 23/11/1958, Bác cũng về tại địa điểm này; theo như tư liệu thì mấy ngày sau Chủ tịch Kim Nhật Thành có về đây thăm.

Đây là địa điểm ghi nhận sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chủ tịch Kim Nhật Thành về thăm Xuân La lần đầu tiên năm 1958. Đến năm 1964, ngày 23/11, hai vị lãnh tụ lại về thăm Xuân La, trước đó, đặt vấn đề kết nghĩa, hợp tác xã Xuân La lúc ấy với Triều Tiên, là hợp tác xã nông nghiệp Việt - Triều. Chính phủ Triều Tiên tặng cho hợp tác xã một chiếc ô tô, một cái máy kéo, một máy bơm. Từ đó, mối quan hệ giữa Việt Nam - Triều Tiên cũng như mối quan hệ giữa hợp tác xã Việt - Triều với Triều Tiên cũng trở nên gắn bó hơn”.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 2).

Anh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ những hình ảnh từ chuyến thăm lịch sử của ông Kim Nhật Thành.

“Hàng năm, hội hữu nghị Việt - Triều vẫn tổ chức gặp mặt, giao lưu giữa cán bộ hợp tác xã Triều - Việt (bên Triều Tiên) với hợp tác xã hữu nghị Việt - Triều.

Năm 1964, sau khi vào thăm trụ sở hợp tác xã, đoàn có đứng ở ngay trên sân này để nói chuyện với bà con nhân dân và nông dân của hợp tác xã. Sau khi nói chuyện xong, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành cùng đoàn ghé thăm lớp mẫu giáo, rồi thăm doanh trại quân đội…

Được đón tiếp Chủ tịch Kim Nhật Thành hai lần, mỗi khi nhắc đến điều này, người dân Xuân La ai cũng hồi tưởng lại những hình ảnh sống động, như thấy mình được đứng trong sự kiện đó, rất vinh dự, tự hào”, anh Dũng cho biết thêm.

Chuyến thăm bất ngờ

Lúc ấy, ông Nguyễn Văn Hải mới 7 tuổi nhưng vẫn còn nhớ, ấn tượng đến bây giờ: “Đến bây giờ nghĩ lại vẫn xúc động. Đó là cuộc gặp gỡ không được báo trước, đến công tác bảo vệ an ninh không ai biết mà rất an toàn.

Vào buổi đón tiếp đầu tiên của hợp tác xã Xuân La, bố tôi được bầu làm Bí thư đầu tiên của xã. Sau đó, đoàn đại biểu của Việt Nam do Bác Hồ dẫn đầu, đoàn đại biểu của Triều Tiên do nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành dẫn đầu cùng đến thăm địa phương, thăm tại hợp tác xã Việt - Triều hữu nghị.

Năm 1958, khi có chương trình hợp tác, ở Việt Nam có hợp tác xã Việt - Triều hữu nghị, còn ở Triều Tiên thì có hợp tác xã Triều - Việt hữu nghị. Sau đó 23/11/1964, Bác Hồ dẫn nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành về thăm địa phương”.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 3).

Đoàn gặp gỡ nhân dân ngay và chia sẻ những câu chuyện gần gũi.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 4).

Hình ảnh hiện tại của nơi gặp gỡ của đoàn.

“Lúc đó là tôi mới 7 tuổi, khi Bác Hồ và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành đến thì bản thân cũng ra chào đón mà ấn tượng đến bây giờ, nhớ cả hình bóng lúc Bác Hồ vẫy tay rồi đứng nói chuyện ở khu vực sân đình, chỗ tượng đài Bác Hồ.

Hồi ấy, đường dẫn vào khu này hai bên đều là hàng rào cây, đường gạch cổ và hầu hết nhà dân là nhà tranh vách đất, chưa có nhà ngói, chỉ có 1 số nhà ngói cổ của các hương ước ngày xưa thôi.

Năm 1958, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành có sang thăm Việt Nam nhưng chưa về địa phương cùng Bác Hồ và về sau mấy ngày, đến năm 1964 thì đoàn của nhà lãnh đạo Triều Tiên mới về cùng Hồ Chủ tịch”.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 5).

Ông Nguyễn Văn Hải vẫn nhớ như in cảm xúc bồi hồi trong cuộc gặp hai nhà lãnh đạo từ khi mới 7 tuổi.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 6).

Phong thư được gửi cho ông Nguyễn Văn Viên, bố ông Nguyễn Văn Hải.

Lúc đó, gia đình tôi được tặng cho bức tranh dệt bằng tơ tằm hình ảnh Bác Hồ, gia đình còn giữ cũng tương đối lâu, được mấy chục năm. Lúc bỏ xuống để lau, khi mở kính ra lau thì bức tranh nó bị bung ra hết. Hồi ấy, Chủ tịch Kim Nhật Thành còn tặng gia đình tôi một chai rượu nhân sâm nữa”, ông Hải nhớ lại.

Hơn 60 năm chưa hết bồi hồi...

Ông Nguyễn Văn Lương, 72 tuổi, người trực tiếp lái chiếc xe do vị lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành tặng chia sẻ về hồi ức kỷ niệm năm 1958: “Khi còn là một thanh niên, được vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành về thăm xã, không thể nói hết những cảm xúc trong tôi.

Dịp đó, xã được tặng một chiếc xe “mono” mà sau này, khi tôi đi bộ đội Trường Sơn xuất ngũ về địa phương, lại trực tiếp lái chiếc xe này 25 năm.

Đến khi cái xe hỏng mà chúng tôi vẫn cố giữ để kỷ niệm món quà Chủ tịch Kim Nhật Thành với Bác Hồ.

Đó không chỉ là một món quà tặng rất quý mà còn là tình cảm, tình nghĩa, kết nghĩa giữa Việt Nam với Triều Tiên thực sự gắn bó, hữu hảo.

Sau chiến tranh chống Mỹ về, địa phương thành lập thành “xã Việt - Triều”, bây giờ là cụm dân cư số 5 phường Xuân La, quận Tây Hồ”.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 7).

Ông Nguyễn Văn Lương, người từng lái chiếc xe "mono" do cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tặng.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 8).

Đoàn thăm trường mẫu giáo Việt - Triều.

Người lái xe năm nào vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc: “Tôi lúc đó cảm thấy rất bồi hồi, cảm động vì có một “biểu hiện” công nghiệp hóa xã nông nghiệp, vốn là một cái xã rất vất vả, giờ có ô tô vừa vận chuyển thuốc sâu, vừa vận chuyển lương thực, những dịch vụ về nông nghiệp rồi là đóng thóc thuê cho nhà nước, vận chuyển gạch ngói, vật liệu xây dựng, phương tiện rất hiện đại.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 9).

Món quà dân dã gửi tặng ông Kim Nhật Thành.

Kể từ lần gặp đầu tiên năm 1958, cách đây đã hơn 60 năm rồi, mặc dù vẫn còn lại nhiều hồi ức, nhưng có những hồi ức thì không thể diễn tả được”.

Ông Lương vẫn còn ấn tượng bởi sự giản dị của cả hai vị lãnh tụ ngày ấy: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành đều là hai vị lãnh tụ cao cấp nhất của đất nước, nhưng lại thật bình dị, giản đơn”.

Tin nhanh - Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (Hình 10).

Bà Nguyễn Thị Việt chia sẻ: "Khi nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành về đây, tôi mới sinh nên bố mẹ đặt tên tôi là Việt, để ghi lại dấu mốc tình hữu nghị Việt - Triều".

Cẩm Mịch - Ngọc Quỳnh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.