Các huyện có nhiều diện tích bỏ hoang nhiều như: Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Gia Lộc, thị xã Chí Linh... Diện tích bỏ hoang chủ yếu là chân ruộng trũng thấp, điều kiện canh tác khó khăn hoặc gần khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị chuột cắn phá, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nguồn nước tưới… nên hiệu quả kinh tế thấp.
Để hạn chế tình trạng bỏ ruộng hoang, sở NN&PTNT Hải Dương đã có văn bản đề nghị các địa phương hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn các loại cây phù hợp, cho giá trị kinh tế cao; đồng thời có thể nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi thủy sản đối với vùng trũng, thấp.
Đồng thời, Sở đã yêu cầu cơ quan chức năng, chuyên môn ngành tài nguyên môi trường giám sát, kiểm tra chặt chẽ các nhà máy, công ty ở khu công nghiệp, cụm công nghiệp xả thải, khói, bụi… gây ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp của người dân, có giải pháp và xử lý nghiêm không để tình trạng, ngày thêm nhiều đất nông nghiệp bị hoang hóa.
Theo Phạm Hoàng (Báo Tài nguyên & Môi trường)