Hai lần lấy chồng vẫn không một mái nhà

Hai lần lấy chồng vẫn không một mái nhà

Thứ 5, 27/12/2012 23:53

Hơn 1 năm nay, ba mẹ con chị vẫn sống vạ vật qua ngày ở giữa chợ, toàn bộ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của họ cũng đều do những tiểu thương buôn bán ở chợ cho.

Là gái lỡ thì, chị chấp nhận làm vợ 2 người ta với mong muốn được cảm nhận cuộc sống gia đình. Nhưng rồi, khi về làm dâu chưa được lâu, chồng chị ra đi sau một cơn bạo bệnh. Nhà chồng đã đuổi chị ra đường cùng 2 đứa con thơ.

Pháp luật - Hai lần lấy chồng vẫn không một mái nhà

Ba mẹ con chị Long hơn 1 năm nay đã lấy khu chợ này làm nhà

Bất hạnh liên tiếp đỗ lên đầu

Đó là chị Lại Thị Long (SN 1970), trú tại xóm 4, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Bởi kinh tế khó khăn, gia đình đông con nên chị Long phải bỏ học để phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Thời thiếu nữ, chị có nhan sắc nên được được không ít người theo đuổi. Chị được bố mẹ hứa gả cho một thanh niên xã bên, người đã hết lòng theo đuổi chị. Tình yêu đầu đời đầy háo hức, chị chờ đợi đến ngày vu quy. Bỗng nhiên, người chồng sắp cưới lăn đùng ra chết khi giấy mời ngày cưới đã được phát đi.

Quan niệm lạc hậu ở làng quê phức tạp, khiến chị phải chịu bao tủi nhục sau cái chết của chồng chưa cưới. Ai cũng nghĩ, chỉ vì chị cao số nên chồng chưa cưới mới chết như vậy. Chị lầm lũi chịu đựng và tìm niềm vui từ những công việc đồng áng.

Nhờ cộng đồng giúp đỡ

Ông Nguyễn Thanh Bích, chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ cho biết: “Việc mẹ con chị Long đưa nhau về sống tạm trong chợ trong thời gian qua tôi cũng có nghe phán ánh. Nhưng việc giúp đỡ thì chúng tôi cũng chưa thể làm được bởi anh em nhà chị Long sinh sống trên địa bàn xã rất đông. Chúng tôi cũng chưa thấy chị Long hay gia đình chị có ý kiến với xã. Trong thời gian tới nếu chị Long có kiến nghị thì chúng tôi sẽ nhờ đến cộng đồng để cùng chung tay giúp mẹ con chị ấy”.

Chính cái tin đồn ác nghiệt đó, không một thanh niên, trai làng nào dám hỏi chị về làm vợ. Dần dần chị trở thành người con gái quá lứa, lỡ thì. Năm 2006, khi tròn 24 tuổi, chị được người ta mai mối cho một người đàn ông lớn hơn chị 20 tuổi, gia đình khá giả ở khác huyện. Người đó là ông Trương Văn Dân, trú tại xóm 13, xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn. Sau khi gặp mặt chị ông Dân quyết định hỏi cưới chị. Ông Dân vốn đã qua một đời vợ, để lại cho ông 4 đứa con. Chị Long chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng ông trời vẫn thương khi cho tôi một gia đình, vậy là tôi đồng ý về làm vợ hai của ông Dân”.

Làm vợ của người tuổi bậc cha chú, chị Long cũng buồn, cũng tủi nhưng may thay, người chồng lớn tuổi thương yêu hết lòng nên chị quên đi phần nào. Nhưng trong gia đình không chỉ có chồng mà còn có các con của chồng. Thời điểm này, hầu hết con riêng của chồng đã lớn, có người bằng tuổi chị nên chúng bất mãn, khinh chị ra mặt. Nhẫn nhịn, chịu nhục để sống cùng chồng, chị Long làm hết mọi việc trong nhà cho đến việc đồng áng.

Một năm sau, chị Long mang thai đứa con đầu lòng. Mấy đứa con của chồng lại lo lằng, sau này phải chia tài sản cho con của chị. Hai năm sau, chị lại tiếp tục mang thai và sinh thêm một đứa con gái. Nhưng đời có ai học được chữ ngờ, bỗng nhiên chồng chị lăn ra ốm. Bệnh tình của ông ngày một nặng thêm, tiền của trong nhà “đội nón ra đi”. Tháng 4/2011 người chồng già của chị đã từ trần.

Chưa vơi nỗi đau mất chồng, chị Long thật sự sốc khi nhìn thấy cảnh mấy người con chồng gom lại đồ dùng hàng ngày của mẹ con chị rồi đuổi ra khỏi nhà. Chúng cho rằng, cái chết của ông Dân là một âm mưu của chị hòng chiếm đoạt tài sản… Đôi mắt đỏ hoe, chị Long chia sẻ: “Tui không nghĩ là mấy đứa con của chồng lại có thể làm vậy. Dù sao tôi cũng đã hết lòng chăm sóc cha của chúng chu đáo. Hai đứa con của tôi cũng là anh em ruột của chúng”.

Người thân đẩy ra đường

Chị Long đưa con trở về tại xóm 4, xã Nghĩa Bình, nơi anh em trong gia đình chị đang sinh sống để “cầu cứu”. Thế nhưng, không ngờ, đến những người ruột thịt cũng đã từ chối chị. Anh em biện minh rằng, đã “xuất giá” thì phải “tòng phu”, coi như gia đình không còn liên quan gì nữa. Nếu chị muốn về sống cùng gia đình thì không được đưa hai đứa con theo.

Kể từ đó, chị cùng hai con dạt về sống tại chợ xã Nghĩa Bình. Đây là chợ họp theo phiên nên mẹ con chị sống tạm bợ trong những gian hàng. Hàng ngày, ba mẹ con dắt díu nhau đi ăn xin, ngoài ra, chị Long còn nhận quét khu chợ với giá mỗi phiên 10.000 đồng. Hơn 1 năm nay, ba mẹ con chị vẫn sống lay lắt trong khu chợ đó, toàn bộ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của mẹ con chị cũng đều do những tiểu thương buôn bán ở chợ cho. Chị Đinh Thị Huế trú tại xóm 3, xã Nghĩa Bình chia sẻ: “Nhìn mẹ con chị Long sống tạm như vậy tôi thương hai đứa nhỏ lắm. Đứa nào cũng gầy quắt, không được học hành”.

Giờ đây, chị Long chỉ mong sao có một mái nhà để mẹ con chị làm chỗ chui ra chui vào. Chị có thể yên tâm để con ở nhà rồi đi làm kiếm tiền nuôi chúng.

Rời khu chợ, nơi mẹ con chị Long sống tạm khi mặt trời đã đỏ quạch sau lũy tre. Cái mùi oi nồng của rác rưởi khiến cho không khí càng thêm ngột ngạt. Hai đứa con của chị Long, gầy gò, đen đúa đang đùa nhau ở một phản thịt đã dọn về.

Hoàn cảnh của ba mẹ con chị Long rất đáng thương. Để giúp họ thực hiện ước mơ có một mái nhà che mưa che nắng xin hãy gửi về địa chỉ: chị Lại Thị Long (SN 1970), trú tại xóm 4, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Hoặc địa chỉ: Báo Đời sống & Pháp luật, tòa nhà A6, khu đô thị Nam Trung Yên, đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0462810837, 0978080388.

Kim Thoa - Trần Tâm


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.