> VIDEO ĐỘC QUYỀN VỤ KHỦNG BỐ Ở MỸ DO CTV BÁO NGƯỜI ĐƯA TIN CUNG CẤP |
Vẫn biết rằng mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng đôi chỗ tôi cũng không thể tránh khỏi việc so sánh giữa Hải Phòng và Hà Nội. Và hơn hết, tất cả những nhận xét, quan điểm nêu trong bài đều là ý kiến chủ quan của người viết.
> Độc giả lên tiếng bài so sánh Hà Nội - Hải Phòng
> ‘Người Hải Phòng hay chửi bậy, nhưng rất tốt’
Người Hải Phòng
Họ có vẻ không được lịch sự lắm thì phải. Ít nhất là cũng có người cho rằng không bằng Hà Nội. Họ có thể ngay lập tức chửi hoặc cho bạn một trận đòn nếu bạn va chạm với họ trên đường. Họ xăm trổ đầy mình và chửi tục luôn mồm. Nói chung đàn ông ở đây rất hung hãn. Hầu như ai cũng như một đống củi khô tẩm sẵn xăng chỉ cần một mồi lửa là có thể cháy bùng lên ngay lập tức. Ấy là cũng chỉ nghe mọi người nói vậy, còn thực hư hồi sau sẽ rõ... Còn Hà Nội có lẽ là đống củi cũng tẩm xăng nhưng sau đó đã trải qua một cơn mưa nhẹ. Khi ấy xăng đã bị trôi đi phần nào còn củi cũng đã bị ướt.
> Người Hải Phòng: ‘Hải Phòng ăn chơi có chất, không đua đòi như Hà Nội’
Lý giải cho điều này cũng có nhiều cách, có thể do lịch sử, do địa lý, do phải sống ở nơi thế này thế nọ... nhưng theo tôi, điều làm nên cái tính cách ấy chủ yếu do hầu hết những người sống ở Hải Phòng đều là người Hải Phòng hoặc ở quê lên, hoặc sống ngay tại thành phố. Bởi thế ai cũng cho rằng đây là sân nhà của mình nên chẳng sợ ai. Còn ở Hà Nội một nơi cách đó 100km, người ta bình tĩnh với nhau hơn, dè dặt với nhau hơn. Bởi ở đây hầu như ai cũng là khách.
Đấy là đàn ông. Còn về phụ nữ, phải công nhận rằng... họ đẹp. Trên đường, trong ngõ, ở chợ... hay bất cứ chỗ nào khác bạn cũng có thể gặp một cô gái rất xinh. Đương nhiên ở đâu cũng có người nọ người kia. Nhưng về mặt bằng, tôi nghĩ gái Hải Phòng xinh nhiều, không theo cách nọ thì theo cách kia, tức là nếu không xinh một cách bẩm sinh thì cũng xinh một cách nhân tạo nhờ quần áo, giày dép, mỹ phẩm...
Nhưng họ cũng chua ngoa số một. Chả biết cái câu "Trai Nam gái Hải" có từ bao giờ nhưng đến nay theo tôi vẫn còn đúng nếu không muốn nói là rất đúng. Ở Hà Nội bốn năm nhưng chưa một lần tôi thấy phụ nữ hút thuốc. Nhưng chỉ hơn một tháng ở đây, tôi chứng kiến điều này không dưới ba lần. Về điều này thì tôi cũng chẳng biết và chẳng dám lý giải thế nào cho hợp lý nhưng có lẽ với những người đàn ông như vậy phải có những người phụ nữ như vậy.
> Đọc thêm: Sex Đồ Sơn: 'Thương hiệu' ngầm của du lịch Hải Phòng?
Từ giao thông
Nói chung là dễ chịu hơn Hà Nội. Đường ở Hải Phòng ít tắc hơn, sạch hơn, thoáng hơn và dễ nhớ hơn. Để mà so sánh thì tôi nghĩ là tôi đã nắm được chừng 60% đường ở đây (không kể những ngách nhỏ), còn ở Hà Nội có lẽ là khoảng 5%. Có một điều đặc biệt ở đây là xe đạp điện là phương tiện khá thông dụng của người dân. Hầu hết nhà nào cũng có một chiếc và thường để cho con em họ đi học.
Điều cần chú ý nhất ở Hải Phòng mà tôi học được khi ra đường ấy là đi thật bình tĩnh và chậm rãi. Từ một ngõ nhỏ một chiếc xe máy lao ra với tốc độ nhanh là việc hết sức bình thường, chuyện vượt đèn đỏ thì không phải nói. Có lẽ những điều này cũng xuất phát từ ưu thế sân nhà. Nếu bạn nói rằng chuyện ấy ở Hà Nội cũng chẳng thiếu, thì tôi cũng đồng tình như vậy nhưng tôi tin rằng ở đây tần suất xảy ra nhiều hơn và mức độ cũng nguy hiểm hơn. Và phải thừa nhận rằng, ở Hải Phòng tôi giống như một người... không biết đi xe máy.
... đến văn hóa
Thì tôi thấy cũng có vẻ ít. Theo như tôi biết thì chỉ có bốn nơi bán sách nhiều đó là: Cát Bi Plaza, Big C và hai nhà sách Tiền Phong, một ở đường Lạch Tray, một cái khác mới mở ở cạnh trung tâm triển lãm nằm trên đường Quang Trung. Cũng phải nói thêm là Cát Bi Plaza cũng là một trung tâm mua sắm mới được mở. Về sách cũ thì tôi biết một chỗ bán rất nhiều ấy là đường Cát Cụt. Đường này là đường một chiều, sách nhiều nhưng bán cũng... chả rẻ lắm.
Một điều nữa tôi cũng cho là thuộc về văn hóa ấy là cách bán hàng hay rộng hơn là văn hóa bán hàng. Dù là những trung tâm lớn hay những cửa hàng nhỏ khách hàng luôn không phải là thượng đế. Nói chung là người ta sẽ tử tế với bạn trong vài câu đầu, còn nếu hỏi nhiều, hỏi dai, hỏi lằng nhằng thì...biến. Ở đây, văn hóa chửi, văn hóa đe dọa hình như đã là một văn hóa đi liền với văn hóa bán hàng.
Về ăn uống. Hầu hết những món ở đây đều nấu mặn. Người ta không cho tất cả thức ăn vào một cái đĩa mà cho vào mỗi đĩa một loại thức ăn. Một người ăn cũng phải tới 4,5 cái bát, cái đĩa. Nói chung là rất kềnh càng chứ không đơn giản như ở Hà Nội. Họ cho rằng thức ăn mà cho cả vào một cái đĩa thì trông như... cám lợn.
Nguyễn Vương
> Trai Hải Phòng lên tiếng tranh luận với tác giả Nguyễn Vương