'Hái' triệu đô từ việc bán dây thun

'Hái' triệu đô từ việc bán dây thun

Chủ nhật, 01/09/2013 19:20

Cựu kỹ sư của Nissan Motor tại Mỹ, Cheong-Choon Ng, đã nghĩ ra ý tưởng bán bộ thun sặc sỡ để đan vòng với giá 17 USD. Loại đồ chơi này được trẻ em Mỹ ưa thích với hàng triệu sản phẩm được tiêu thụ trong hơn hai năm qua.

Trẻ em trên khắp nước Mỹ đang phát sốt với trò chơi đan vòng từ những chiếc dây thun sặc sỡ, CNN cho biết. Mỗi bộ chun nhãn hiệu Rainbow Loom được bán với giá 17 USD, gồm 600 chiếc thun đủ màu và dụng cụ hỗ trợ đan lát. Những video dạy đan theo mẫu cũng lan truyền nhanh chóng trên Internet.

Michaels Stores, một chuỗi bán lẻ đồ thủ công lớn tại Mỹ đã nhập mặt hàng này từ đầu tháng 8. Và Rainbow Loom đang bán chạy gấp 10 lần sản phẩm ăn khách nhất trước đây của họ, Philo Pappas - Phó giám đốc Quản lý sản phẩm của hãng cho biết.

Bộ vòng thun sặc sỡ này là ý tưởng của Cheong-Choon Ng - cựu kỹ sư của Nissan Motor tại Detroit (Mỹ). Hàng triệu bộ Rainbow Loom đã được bán ra trên cả nước kể từ khi ra mắt.
Ba năm trước, Cheong-Choon Ng vô tình thấy hai con gái - Teresa (12 tuổi) và Michelle (9 tuổi) làm vòng tay từ những chiếc vòng thun cao su. Việc này đã khiến Ng nhớ lại hồi nhỏ ở Malaysia, khi ông thường làm dây nhảy từ vòng chun. Muốn gây ấn tượng với hai con, Ng đã lấy vài chiếc thun nhỏ và cố đan một chiếc vòng, nhưng loại thun này quá bé so với ngón tay của ông.
Vì thế, Ng vào gara và làm ra một loại khung đan đơn giản bằng gỗ với vài hàng đinh ghim. Sau đó, ông bắt đầu đan vòng. Ban đầu, Teresa và Michelle tỏ ra không mấy ấn tượng. Nhưng khi nhìn thấy tốc độ thao tác của bố, hai cô con gái đã thay đổi suy nghĩ.

Thương hiệu - 'Hái' triệu đô từ việc bán dây thun

Dây thun có thể tạo ra những chiếc vòng tay sặc sỡ rất bắt mắt

Teresa đã nhìn ra được tiềm năng kinh doanh khi thấy bạn bè xung quanh mê mẩn các món đồ chơi bố mình làm ra. Vì thế, Ng quyết định rút 10.000 USD tiết kiệm cho hai con gái học đại học để làm vốn ban đầu.

Ng đã mất 6 tháng, qua 28 mẫu thiết kế để chọn ra một bộ sản phẩm ưng ý. Sau đó, ông tìm được một nhà cung cấp tại Trung Quốc và nhận được chuyến hàng đầu tiên vào tháng 6/2011. Đó là một thùng thun khổng lồ nặng tới hơn 900 kg.
Ban đầu, Rainbow Loom được tiêu thụ rất chậm. Ng đã phải đến các triển lãm thương mại và trại hè trẻ em để quảng cáo. Thậm chí, khi tới các cửa hàng, ông còn bị đuổi khéo.
Bước ngoặt xảy ra vào tháng 7/2012 khi một cửa hàng trong chuỗi The Learning Express Toys chấp nhận bán sản phẩm của ông. Cửa hàng này còn mở hẳn các lớp dạy đan vòng cho khách hàng.

“Có một lần, họ gọi điện cho chúng tôi và nói đã bán hết 24 sản phẩm trong một tuần, sau đó là 96 trong một tuần”. Cả Teresa và Michelle đều mang Rainbow Loom đến trường để quảng cáo cho các bạn học.

Thương hiệu - 'Hái' triệu đô từ việc bán dây thun (Hình 2).

Một sản phẩm hoàn chỉnh có giá 17 USD

Trước lễ Giáng sinh năm đó, nhu cầu đột nhiên tăng vọt. “Rất nhiều đơn hàng được gửi đến và chúng tôi phải tìm sự giúp đỡ ở khắp mọi nơi”, Ng cho biết. Việc đóng gói một bộ sản phẩm hoàn chỉnh vẫn được cả gia đình Ng làm tại nhà.

Có thêm hàng triệu USD tài sản không hề khiến Ng tiêu xài hoang phí. Ông vẫn lái chiếc xe cũ 12 năm tuổi, còn người vợ vẫn thường tích trữ các phiếu giảm giá.

Toàn bộ lợi nhuận được họ tái đầu tư vào Rainbow Loom và suy nghĩ về mẫu sản phẩm mới. “Có thể chúng tôi sẽ làm bản đồ. Teresa đã chỉ cho tôi cách làm bản đồ Haiti rất thú vị”, Ng hào hứng.

Theo Doanh nhân Sài gòn.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.