Cục Khí tượng Ấn Độ cảnh báo rằng Phailin là một "cơn bão xoáy rất nghiêm trọng" đã được dự kiến sẽ đạt với sức gió tối đa 210-220 KPH (130-135 mph). Nếu cơn bão tiếp tục mà không suy yếu, dự kiến sẽ gây ra mất thông tin liên lạc và đóng cửa những liên kết đường bộ và đường sắt, các quan chức nói. Cơn bão cũng gây ra những sự thiệt hại lớn cho cây trồng.â
Hình ảnh vệ tinh của cơn bão cho thấy đuôi quay của nó đạt gần 1.000 dặm (1.600 km) từ bờ biển phía Đông của Ấn Độ đến bờ biển phía Tây của Myanmar, diện tích của nó gần bằng kích thước của nước Pháp.
64.000 người dân buộc phải sơ tán khỏi nơi sinh sống bởi sức mạnh kinh hoàng của cơn bão Phailin
Cục Khí tượng Ấn Độ cảnh báo rằng Phailin là một "cơn bão xoáy rất nghiêm trọng" đã được dự kiến sẽ đạt với sức gió tối đa 210-220 KPH (130-135 mph). Trường hợp cơn bão tiếp tục mà không suy yếu, dự kiến sẽ gây ra mất thông tin liên lạc và đóng cửa những liên kết đường bộ và đường sắt, các quan chức nói. Cơn bão cũng gây ra những sự thiệt hại lớn cho cây trồng.
Hình ảnh vệ tinh của cơn bão cho thấy đuôi quay của nó kéo dài gần 1.000 dặm (1.600 km) từ bờ biển phía đông của Ấn Độ đến bờ biển phía tây của Myanmar, diện tích của nó gần bằng kích thước của nước Pháp.
Chính quyền đã sử dụng xe tải và xe buýt để sơ tán 40.000 người dân từ 40 làng đến nơi trú ẩn của Chính phủ, trường học và các tòa nhà trong năm huyện của bang Orissa, Surya Narayan Patra, Bộ trưởng quản lý thiên tai của Ấn Độ cho biết
Patra cho biết họ đã lên kế hoạch để đưa thêm 100,000 người dân đến các khu vực an toàn hơn trước khi các cơn bão tiếp tục ấp tới.
"Không ai được phép ở lại trong nhưng căn nhà ở vùng ven biển", ông nói.
Các nhà chức trách cũng đã bắt đầu sơ tán 64.000 người dân từ các khu vực trũng thấp của ba huyện có nguy cơ bị ảnh hưởng cao tại nước láng giềng.
Các quan chức đã dự trữ nguồn cung cấp lương thực khẩn cấp, và thiết lập nơi trú ẩn cho những người dân để trú ẩn qua cơn bão.
Lực lượng không quân Ấn Độ cho biết bốn máy bay vận tải và 18 máy bay trực thăng đã sẵn sàng cho hoạt động cứu trợ trong khu vực.
Dự báo thời tiết đã dự đoán những con sóng đã cao lên đến 7 feet (2 mét), họ đã cảnh báo về mức độ ảnh hướng nghiêm trọng của cơn bão này.
Vịnh Bengal là nơi xảy ra những các cơn bão khủng khiếp nhất trong lịch sử gần đây. Năm 1999, một cơn bão tại bang Orissa đã giết chết 10.000 người.
Hồng Hạnh (Theo Huffington Post)