Hành hương về thánh địa Mecca, cuộc hành trình đặc biệt của người Hồi giáo

Hành hương về thánh địa Mecca, cuộc hành trình đặc biệt của người Hồi giáo

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Chủ nhật, 03/09/2017 18:00

Hàng năm, có tới 3 triệu người hành hương xuống thành phố Mecca của Saudi Arabia, trung tâm của thế giới Hồi giáo, để cầu nguyện và thể hiện lòng thành kính.

 Rừng người hành hương

Năm nay, từ ngày 30/8, hàng triệu người cũng đổ về thánh địa Mecca, để tham gia lễ hội hành hương Haji diễn ra từ ngày 30/8 đến ngày 3/9 năm nay.

Khoác trên mình bộ đồ màu trắng, những người hành hương bắt đầu cuộc hành trình kéo dài 5 ngày.

Đây là một trong các cuộc hành hương lớn nhất thế giới và là bổn phận tôn giáo mà người Hồi giáo trưởng thành phải thực hiện ít nhất một lần trong đời, nếu có đủ điều kiện sức khỏe và tài chính. 

Tiêu điểm - Hành hương về thánh địa Mecca, cuộc hành trình đặc biệt của người Hồi giáo

Rừng người hành hương. 

Nhiều người hành hương Hồi giáo, còn được gọi là Hajis, thường đến thành phố Mecca vài tuần trước khi các nghi lễ Hajj bắt đầu.

Khi chỉ còn cách Mecca khoảng 10 km, những tín đồ phải mặc lễ phục đặc biệt. Nam giới mặc trang phục gồm hai mảnh vải trắng, một mảnh quấn ở eo, mảnh còn lại vắt chéo ở vai. Nữ có thể mặc váy trắng và đầu trùm khăn.

Khi đến nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới Masjid al-Haram, người hành hương phải đi bộ 7 vòng ngược chiều đồng hồ quanh Kaaba.

Đây là địa điểm thiêng liêng nhất trong đạo Hồi, được coi là "nhà của Thượng đế". Những người hành hương bắt đầu bằng việc hôn, hay chạm tay vào Hắc thạch, ở góc phía Đông của Kaaba. Nghi thức này gọi là Tawaf.

Tiêu điểm - Hành hương về thánh địa Mecca, cuộc hành trình đặc biệt của người Hồi giáo  (Hình 2).

Người hành hương trong trang phục màu trắng chuẩn bị tiến về nơi thực hiện nghi lễ. 

Nếu không thể hôn hoặc chạm được phiến đá vì quá đông, họ có thể chỉ đơn giản là đưa tay lên cao, hướng về phía phiến đá trong mỗi lượt đi.

Họ không được ăn nhưng được phép uống nước. Sau đó họ sẽ cầu nguyện và uống nước từ giếng Zamzam.

Nhà tiên tri Muhammad đã thực hiện cuộc hành hương đến Mecca đầu tiên vào năm 628. Dù Mecca được coi là thành phố cho tất cả người Hồi giáo, nhưng không phải mọi tín đồ Hồi giáo đều được đến đây.

Chính quyền Saudi Arabia quản lý việc nhập cảnh và xuất cảnh của khách hành hương thông qua việc kiểm soát thị thực nghiêm ngặt.

Trong 10 năm qua, 24 triệu khách hành hương Hajj đã thăm thành phố này. Hàng ngàn nhân viên Saudi Arabia được triển khai để bảo vệ lễ hội này trong các cuộc hành hương mỗi năm.

Tiêu điểm - Hành hương về thánh địa Mecca, cuộc hành trình đặc biệt của người Hồi giáo  (Hình 3).

Mỗi năm, hàng triệu tín đồ Hồi giáo hành hương về thánh địa Mecca (Saudi Arabia) với mong muốn được nhìn thấy Kaaba, nhà thờ Hồi giáo có kiến trúc hình hộp. 

Để lễ hội năm nay diễn ra tốt đẹp, giới chức Saudi Arabia đã tăng cường tối đa các biện pháp an ninh cũng như chuẩn bị mọi biện pháp đối phó cần thiết.

Các quan chức an ninh của Saudi Arabia cho biết, để đối phó với tình huống đám đông chen lấn dẫn tới tình trạng giẫm đạp khiến nhiều người thiệt mạng như những năm trước và cả nguy cơ khủng bố, năm nay Saudi Arabia triển khai hơn 100.000 nhân viên an ninh luôn trong tình trạng sẵn sàng báo động cao.

 

Tiêu điểm - Hành hương về thánh địa Mecca, cuộc hành trình đặc biệt của người Hồi giáo  (Hình 4).

Người hành hương tuân thủ các nghi lễ nghiêm ngặt. 

Đằng sau những con số

Để đi qua 6 bước của Hajj, người hành hương cùng nhau đi bộ trong các đoàn rước kiệu. Họ cùng nhau cầu nguyện rất thành tâm.

Ngày đầu tiên của cuộc hành hương, sau khi cầu nguyện vào buổi sáng, họ tới Mina và ở đó cả ngày để cầu nguyện.

Sáng hôm sau, họ tới đồi Arafat, cách Mecca khoảng 20km về phía Đông. Đây là nơi nhà tiên tri Muhammad được cho là đã đưa ra bài thuyết giảng cuối cùng của ông. Tại Arafat, họ đứng cầu nguyện với những lời thỉnh cầu, ăn năn, chuộc lỗi và xin Thượng đế xá tội.

Người hành hương phải rời Arafat đến Muzdalifah sau khi mặt trời lặn. Khi đến đó, họ cầu nguyện, ngủ dưới mặt đất và thu thập đá để chuẩn bị cho ngày hôm sau.

Tiêu điểm - Hành hương về thánh địa Mecca, cuộc hành trình đặc biệt của người Hồi giáo  (Hình 5).

Người đàn ông thực hiện nghi lễ ném đá nguy hiểm. 

Trở lại Mina, vào ngày thứ 3, người hành hương thực hiện nghi lễ "ném đá quỷ dữ" bằng cách ném 7 viên đá vào cột trụ lớn nhất trong ba cột tại đây, được gọi là Jamrat, tượng trưng cho sự khước từ cám dỗ của ma quỷ.

Sau đó, động vật được hiến sinh để tưởng nhớ câu chuyện của Abraham và Ishmael.

Theo truyền thống, người hành hương tự sát sinh hoặc giám sát việc giết mổ.

Thịt sẽ được làm từ thiện hoặc phân phát cho người nghèo. Sau khi hiến sinh con vật, người hành hương phải cạo đầu hoặc cắt tóc.

Đây cũng là phần nghi lễ nguy hiểm nhất của cuộc hành hương. Nhiều người bị thương hoặc bị mất mạng từ chính những hòn đá được người hành hương ném từ phía sau.

Hai năm trước, có tới 700 người thiệt mạng và gần 900 người bị thương khi thực hiện nghi lễ này.

Trưa ngày thứ 4, những người hành hương một lần nữa ném đá vào cột trụ tại Mina. Lần này họ ném vào cả ba cột trụ, mỗi cột 7 viên.

Ngày thứ 5 họ lặp lại nghi lễ này và rời Mina để đến Mecca trước khi mặt trời lặn vào ngày này. Cuối cùng, trước khi rời khỏi Mecca để hồi hương, họ phải đi vòng quanh Kaaba 7 lần ngược chiều kim đồng hồ.

Xem thêm >>Tiết lộ mới về chiếc xe có thể được dùng giúp bà Yingluck tẩu thoát

V.T.H

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.