Hành trình đẫm nước mắt tìm lại cha mẹ của những “nạn nhân” vì chính sách một con ở Trung Quốc

Hành trình đẫm nước mắt tìm lại cha mẹ của những “nạn nhân” vì chính sách một con ở Trung Quốc

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 4, 07/02/2018 22:02

Dù cho chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một con đã được Trung Quốc bãi bỏ, tuy nhiên, những cuộc ly tán đẫm nước mắt và hành trình nhọc nhằn tìm lại cha mẹ đẻ của các “nạn nhân” dưới chính sách này vẫn chưa thể khép lại. Nửa triệu đứa trẻ Trung Quốc đã bị cho đi làm con nuôi, hoặc sống cuộc đời không được thừa nhận vẫn đang miệt mài trên hành trình tìm lại cha mẹ đẻ của mình.

Lần đầu tiên gặp lại con gái sau 39 năm xa cách, bà Shen Mei Zhen, ở tỉnh Jiangsu, Trung Quốc nghẹn ngào trong cảm giác lẫn lộn vừa mừng vừa tủi. Bà vui vì cuối cùng đã được gặp con sau bao ngày mong đợi.

Nhưng kể từ lúc nhìn thấy con gái, lòng bà cũng trĩu nặng nỗi ân hận, xót xa vì năm xưa đã buộc phải cho đi đứa con chưa đầy 2 ngày tuổi. Và hai mẹ con đã chịu cảnh bặt vô âm tín suốt nhiều năm như vậy.

“Mẹ đã sai rồi. Mẹ xin lỗi con. Con gái của mẹ, con có phải chịu khổ nhiều không? Mẹ đã khóc rất nhiều vì nhớ con. Mẹ đã tìm kiếm con lâu lắm rồi”, người mẹ lớn tuổi ôm con gái trong lòng và nói trong dòng nước mắt.

Tiêu điểm - Hành trình đẫm nước mắt tìm lại cha mẹ của những “nạn nhân” vì chính sách một con ở Trung Quốc

Ở một đất nước đông dân như Trung Quốc, việc những người mẹ gặp lại được con sau cuộc ly tán thực sự là điều may mắn.

Kể từ ngày cho con đi, người mẹ tội nghiệp đã không thể ngủ trọn giấc mỗi đêm. Cảm giác hối hận luôn ngập tràn. Vậy nhưng bà không thể đi tìm con bởi một điều duy nhất: Bà không thể nuôi nổi con.

Dưới chế độ một con mà Trung Quốc ban hành vào thời điểm đó, quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ được có 1 con vì dân số tăng quá nhanh, gia đình bà Shen buộc phải cho đi đứa con út trong 4 đứa con, do bà sinh em bé này sau khi chế độ ban hành. Vào thời điểm đó, nếu giữ lại con gái, vợ chồng bà có thể mất việc và không thể nuôi sống gia đình.

Lựa chọn của bà Shen vào thời điểm đó cũng là điều dễ hiểu và là giải pháp của nhiều bà mẹ. Những người mẹ đã gạt nước mắt mang con đến bỏ ở nơi công cộng như chợ, bến xe bus với hy vọng ai đó có thể mang con về nuôi. Họ đứng từ xa trông chờ cho đến khi có ai đó đến đưa con mới lặng lẽ gạt nước mắt đi về nhà.

Bà Shen chỉ là một trong hàng trăm ngàn người mẹ buộc phải cho con đi bởi chính sách một con của Trung Quốc. Theo thống kê, hiện có nửa triệu đứa trẻ, phần lớn là bé gái bị bỏ rơi hoặc cho đi làm con nuôi dưới áp lực của luật pháp thời bấy giờ.

Tuy nhiên, bà Shen cũng nằm trong số những người may mắn vì gặp lại được con sau cuộc ly tán. Không có nhiều trường hợp tìm kiếm thông tin đoàn tụ có thể thực sự gặp lại gia đình sau nhiều năm xa cách dù họ rất nỗ lực bám theo những manh mối ít ỏi.

Cô Zhou Xiao Yun là một trường hợp điển hình. 20 năm qua, cô đã đi tìm kiếm cha mẹ đẻ mà không có kết quả. Dù cha mẹ nuôi rất tuyệt vời, nhưng trong lòng cô vẫn đau đáu một lần được gặp lại người sinh ra mình. Nguồn cội luôn là điều khiến cô không ngừng day dứt. Cô khao khát muốn biết tên họ, nơi mình sinh ra.

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, cô Han Feng Ying cũng luôn canh cánh trong lòng nỗi mong mỏi được gặp mẹ. “Tôi biết là cơ hội tìm thấy cha mẹ rất mong manh, nhưng còn hơn là tôi không làm gì. Tôi vẫn sẽ tìm kiếm dù chỉ còn 0,1% cơ hội”, cô Han Feng Ying chia sẻ.

Chính sách một con của Trung Quốc được áp dụng từ năm 1980, kêu gọi mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con để giữ dân số ở mức 1,2 tỷ người cho đến hết thế kỷ 20. Tuy nhiên, chính sách này đã bị bãi bỏ vào năm 2015.

Đứng trước nỗi đau ly tán của nhiều gia đình, năm 2011, ông Li Yong Guo sáng lập nên nhóm tình nguyện Jiangyin giúp cha mẹ và con cái đoàn tụ. Trong vòng 7 năm qua, ông cùng đồng sự đã giúp 100 gia đình đoàn tụ.

Ở một đất nước đông dân như Trung Quốc, việc tìm lại người thân là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, đội ngũ 300 tình nguyện viên do ông Li Yong Guo quản lý vẫn miệt mài thu thập thông tin, đối chiếu hỗ trợ các cặp cha mẹ con cái xét nghiệm ADN.

Ông Li cho biết, nếu nhóm Jiangyin của ông không hoạt động, các cặp cha mẹ già nua sẽ mất đi hy vọng trong hành trình tìm kiếm con cái đầy nhọc nhằn và ít hy vọng. 

Xem thêm >> Trung Quốc điều 300.000 quân sát biên giới Triều Tiên

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.