Hành trình hồi sinh của “ông hoàng” sá xị Chương Dương

Hành trình hồi sinh của “ông hoàng” sá xị Chương Dương

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 7, 20/03/2021 12:46

Từ khi có sự đầu tư của Thaibev, sá xị Chương Dương đi từ thua lỗ ở năm 2017 đến có lãi ở năm 2019. Thế nhưng, Công ty lại rơi vào khó khăn do ảnh hưởng Covid-19.

"Ông hoàng sá xị" một thời 

Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương (CDbeco) tiền thân là nhà máy Usine Belgique, được xây dựng vào năm 1952 trực thuộc tập đoàn BGI của Pháp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bia, nước đá và giải khát các loại. 

Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam giai đoạn trước năm 1975 với nhãn hiệu "sá xị con cọp". Giữa năm 1977, tập đoàn BGI chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương.

Năm 2004, Công ty chính thức đổi tên thành công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với tỷ lệ góp vốn từ Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là 51%. Sau đó tăng lên 61,9% vào năm 2012.

Theo tìm hiểu của Người Đưa Tin pháp luật, từ sau khi cổ phần hóa, CDbeco năm nào cũng có lãi, doanh thu giai đoạn 2005-2011 tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, kể từ năm 2012 đến nay, hoạt động kinh doanh có dấu hiệu bất ổn. 

Đầu tư - Hành trình hồi sinh của “ông hoàng” sá xị Chương Dương

Năm 2017, CDbeco ghi nhận lỗ 3 tỷ đồng và dần phục hồi ở mức thấp.

Doanh thu 2012 đột ngột giảm tới 20% so với năm 2011 và các năm 2013, 2014 doanh thu cũng chỉ đạt xấp xỉ 2011. Trong 10 năm kinh doanh từ 2011 - 2020, CDbeco ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt đỉnh vào năm 2016.

Thế nhưng, sau năm 2016, bất ngờ doanh thu năm 2017 chỉ đạt 357 tỷ đồng giảm 20% so với năm 2016. Doanh thu giảm trong khi các loại chi phí gần như không đổi đã khiến CDbeco lỗ thuần 3 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và báo lỗ sau thuế 3 tỷ đồng.

Hành trình "hồi sinh" 

Hoạt động kinh doanh của "ông hoàng sá xị" chỉ tích cực trở lại khi tập đoàn đồ uống Thaibev mua lại Tổng công ty nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco) - doanh nghiệp sở hữu gần 62% vốn Sá xị Chương Dương vào giữa năm 2018. 

Doanh thu năm 2018 đạt 264 tỷ đồng giảm 17% so với năm 2017 nhưng lợi nhuận năm 2018 tăng trưởng dương đạt hơn 5 tỷ đồng. 

Trong báo cáo giải trình, ban lãnh đạo doanh nghiệp này cho rằng, tình hình tài chính diễn biến tích cực chủ yếu đến từ việc kiểm soát tốt chi phí, lương thưởng của nhân sự quản lý chủ chốt cũng được “tiết giảm”. 

Năm 2019, người quan tâm chứng kiến cuộc “hồi sinh” mạnh mẽ của Sá xị Chương Dương với lợi nhuận tăng trưởng gần 200% lên 17 tỷ đồng dù doanh thu giảm 6% so với năm 2018.

Tuy nhiên, năm 2020, giống như những doanh nghiệp khác, công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. 

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý IV/2020 của CDbeco, doanh thu thuần đạt 63 tỷ đồng giảm gần 22% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu bán hàng giảm là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Chương Dương giảm theo, đạt hơn 17 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí phát sinh trong kỳ, doanh nghiệp nước giải khát này chỉ thu về hơn 450 triệu đồng lợi nhuận trước thuế quý IV/2020, giảm tới 85%. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm tương ứng 83%, mang về 412 triệu đồng trong quý IV/2020.

Đầu tư - Hành trình hồi sinh của “ông hoàng” sá xị Chương Dương (Hình 2).

3 tháng kinh doanh cuối năm 2020, doanh nghiệp này chỉ thu về gần 412 triệu đồng.

Lãnh đạo công ty cũng thừa nhận nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận là do giảm doanh thu bán hàng vì chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thêm vào đó, khoản chi phí tài chính chênh lệch tăng cùng chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp vẫn ngốn hơn chục tỷ/quý khiến lợi nhuận giảm sâu.

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2020, khoản nợ ngắn hạn giảm gần 5% còn gần 40 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 42 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ dài hạn tăng từ 8 tỷ đồng hồi đầu năm lên 176 tỷ đồng. 

Lũy kế năm 2020, công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương đạt 176 tỷ đồng doanh thu, giảm 37%. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu doanh thu cùng việc phải chi hàng chục tỷ đồng cho các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp khiến lợi nhuận sau thuế cả năm của công ty giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3 tỷ đồng, giảm 82% so với lợi nhuận đạt được năm 2019.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.