Nếu lần đầu tiếp xúc với anh Đỗ Minh Hòa (42 tuổi, Hà Nội) không ai nghĩ rằng anh đã từng có một tuổi trẻ đầy “bão tố”. Anh Hòa đã có những chia sẻ riêng với PV báo Người Đưa Tin về hành trình làm lại cuộc đời của mình.
Anh Hòa kể, anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo ở làng hoa Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội). Dù sống trong sự giáo dục tốt của bố mẹ nhưng vì chơi với nhóm bạn xấu nên anh sa ngã khi tuổi đời còn rất trẻ.
Những ngày thụ án, nhóm bạn “vào sinh ra tử” cùng anh trong những cuộc ăn chơi trác táng chưa một lần hỏi han hay vào thăm. Chỉ có bố mẹ lặn lội đường xa lên trại động viên anh cố gắng cải tạo thật tốt để sớm trở về. 21 tuổi nếm mùi cuộc sống phía sau song sắt, anh Hòa nhớ nhất là cuốn nhật ký viết dở mà mẹ gửi vào cho anh, trong đó có bài thơ: “Tội gốc buồn đau chôn vào dĩ vãng/ Mở đường tỉnh ngộ, gốc khổ tiêu tan...”. Từ những vần thơ đó, anh Hòa nghiệm ra nhiều điều.
“Những ngày sống trong trại giam là chuỗi ngày mà tôi nhận ra được nhiều điều, tôi cảm thấy hối hận vì những gì mình đã gây ra và khi ấy tôi có một suy nghĩ, khát khao cháy bỏng là được trở về làm lại cuộc đời”, anh Hòa cho biết.
Nghĩ là làm, trong quá trình thi hành án, anh Hòa luôn cố gắng cải tạo tốt và được đặc xá sớm hơn thời hạn 4 tháng. Trở về đoàn tụ cùng gia đình vào năm 2002, anh Hòa xin làm công nhân ở nhà máy chè. Được bố mua cho một chiếc xe đạp lấy làm phương tiện đi lại, hàng ngày, anh đạp xe khắp phố phường Hà Nội để bán chè...
Cùng chủ đề:
Chuyện nghề 32: Tâm sự khó nói của 'bóng hồng' ngồi sau vô lăng
Chuyện nghề 33: Nữ taxi 'thổ lộ' nỗi ám ảnh của nghề
(Còn nữa)
Thanh Lam – Mai Thu