Mới đây, công ty kiến trúc Australia Decibel đã giới thiệu những hình ảnh đầu tiên về Hanoi Lotus. Công trình sẽ là một tổ hợp kiến trúc đa năng gồm nhà hát 2.000 chỗ ngồi, trung tâm ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, sân trượt băng, các rạp chiếu phim, hệ thống văn phòng, chuỗi nhà hàng,…Đây là sẽ điểm nhấn kiến trúc và biểu tượng văn hóa của Hà Nội.
Những hình ảnh đầu tiên về Hanoi Lotus đã nhận được không ít ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, kiến trúc sư, cũng như toàn thể cư dân mạng. Một số ý kiến cho rằng, hình ảnh hoa sen rất đẹp, phù hợp với văn hóa Việt Nam. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng, bông hoa sen quá to, nhìn hơi thô kệch và khiên cưỡng.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, KTS Nguyễn Hoàng Mạnh, CEO của Công ty MIA Design Studio, cho rằng, Hà Nội Hoa sen không phải là kiến trúc. Kiến trúc trước tiên phải đi đôi với công năng chứ không phải hình thức. Hơn thế nữa, nó lại copy cái xấu của một công trình đã có ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, về kiến trúc, để công trình thành biểu tượng có lẽ cần chắt lọc đường nét của bông hoa sen chứ không cần phải tả thật như thế. Dường như, ở đây, thiết kế hình ảnh bông hoa sen còn thiếu sự cách điệu. Vậy nên, để Hà Nội Hoa sen trở thành biểu tượng của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung có lẽ hơi khó. Chỉ nhìn thôi, người ta đã biết đây là bông hoa sen, chính điều này sẽ giảm đi sự hấp dẫn cho người nhìn. Chẳng hạn như chùa Một Cột hình ảnh bông hoa sen cách điệu khá tốt”.
Cũng theo ông Phương nếu mục đích là đẹp, để chiêm ngưỡng thì Việt Nam cũng nên có công trình lớn như Hà Nội Hoa sen. So với Hà Nội Hoa sen, nhiều công trình hiện tại chưa được ổn, quy mô chưa lớn và hình thức cũng chưa thực sự thu hút du khách nước ngoài.
Tuy nhiên, theo ông Phương với một công trình lớn và mang tính biểu tượng nên được thông báo rộng rãi và tổ chức các cuộc thi để tìm ra thiết kế tốt. Điều này sẽ có sự thống nhất và tránh được những ý kiến trái chiều, gây tranh cãi như hiện nay.
Cùng chủ đề:
>> Hanoi Lotus: Rối mắt và thiếu an toàn
Thanh Bình