Hậu bầu cử: Mỹ sẽ từ bỏ khát khao trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu?

Hậu bầu cử: Mỹ sẽ từ bỏ khát khao trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 21/10/2016 16:15

Sự thay đổi trong mô hình xã hội-chính trị đang diễn ra một cách rõ ràng tại Mỹ và trên toàn thế giới. Điều này đặt ra những lo ngại rằng giai cấp lãnh đạo mới cũng sẽ vỡ vụn.

Fyodor Lukyanov chủ bút tạp chí Global Affairs, Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại và Chính sách Quốc phòng Nga trong một bài viết trên tờ Gazeta đã chia sẻ quan điểm của mình về những biến động trong chính trường nước Mỹ sau bầu cử và những tác động đối với quan hệ địa chính trị quốc tế.

Tiêu điểm - Hậu bầu cử: Mỹ sẽ từ bỏ khát khao trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu?

Sự chia rẽ trong bầu cử Mỹ năm nay là điều không bất ngờ.

12 năm trước đây, trong thời gian diễn ra các chiến dịch bầu cử Mỹ, một hội nghị về quan hệ quốc tế đã diễn ra ở New York. Khi đó cựu Tổng thống George Bush và Ngoại trưởng Mỹ hiện tại John Kerry là hai nhân vật ganh đua cho chiếc ghế trong Phòng Bầu dục.

Lúc này cuộc chạy đua vào Nhà Trắng diễn ra sau một năm rưỡi kể từ khi Mỹ tiến hành xâm lược Iraq. Hầu hết các cử tri đều mất niềm tin sâu sắc vào quyết định này của chính quyền ông Bush.

Trong sức nóng của các cuộc thảo luận, một học giả đến từ châu Phi đã phát biểu rằng: "Nhân loại đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những người được gọi là Tổng thống nước Mỹ. Lẽ ra toàn bộ chúng ta đều là người có quyền lựa chọn".

Quan điểm này không những không gây ra tiếng cười mà thậm chí nó còn được nhiều người đồng tình.

Vào thời điểm đó Bush không được ưa thích trên trường quốc tế và nếu như có một cuộc bỏ phiếu "phổ quát toàn cầu" diễn ra, nhà lãnh đạo này đã không có cơ hội chiến thắng thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa tại quê nhà.

Điều này đã cho thấy rằng, kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mỗi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đều khiến những người quan sát phải nín thở chờ đợi.

Cho dù là nhân vật được bầu thêm một nhiệm kỳ hay một ứng viên giành chiến thắng không được đánh giá cao, tựu chung lại, họ vẫn là chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.

Nhưng với cuộc bầu cử năm 2016, đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua giữa 2 ứng viên Tổng thống có sự chia rẽ về vai trò của nước Mỹ ở đâu trong cục diện chính trị toàn cầu.

Ai cũng biết rằng, Mỹ vẫn thể thể hiện mình như một cường quốc dẫn đầu thông qua việc không tiếc công sức vật lực để truyền bá "chính sách dân chủ" ra nước ngoài.

Nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác sau hai thập kỷ, khi những tầng lớp có tiếng nói mới nổi ở xã hội Mỹ bắt đầu băn khoăn về hướng đi của Washington trong việc can thiệp quá nhiều ra nước ngoài, mặc dù những vấn đề trong nước bản thân họ còn chưa giải quyết xong.

Đó chính là lý do vì sao bản chất cuộc tranh cử trong thời điểm hiện tại dù đang chia rẽ nhưng lại phản ánh đúng thực tại và không có gì bất ngờ.

Rõ ràng cuộc bầu cử năm nay đang hướng vào cử tri nhiều hơn, nhưng nó cũng đồng thời khẳng định sẽ không có chuyện Mỹ từ bỏ khát khao lãnh đạo toàn cầu, chuyên gia Fyodor Lukyanov nêu quan điểm.

Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng, để hiểu một cách rõ ràng các chính sách mà hai ứng viên tổng thống sẽ thực hiện trong tương lai hiện vẫn còn quá sớm.

Rasmussen và Obama

Trong tuần qua, giới quan sát đã đón nhận một cuộc tranh cãi thú vị diễn ra giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama, người vừa có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, người có một bài viết trên tờ The Wall Street Journal với nhan đề "Mỹ cần phải là quốc gia đóng vai trò cảnh sát viên toàn cầu".

Tiêu điểm - Hậu bầu cử: Mỹ sẽ từ bỏ khát khao trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu? (Hình 2).

 Tổng thống Obama và ựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.

Vẫn đúng với phong cách hùng biện thường thấy, khi phát biểu tại Liên Hợp Quốc, ông Obama tiếp tục nhấn mạnh vai trò của đất nước mình, liệt kê tất cả đóng góp to lớn cho nhân loại. Tuy nhiên ông vẫn giữ lại một sự thận trọng, khiêm tốn.

Ông thừa nhận nước Mỹ không phải là toàn năng và họ đã có những sai lầm trong việc hướng thế giới theo đơn cực. Obama đã tìm kiếm cho mình một cách tiếp cận cân bằng và thể hiện rằng ông hiểu thế giới đa phương ngày nay như thế nào.

Mặc dù vậy, cách nói hàn lâm và nước đôi của ông Obama được cho là không mang lại lợi ích cho các chính trị gia, những người phải quyết sách theo thực tế và lợi ích sát sườn.

Tổng thống Obama là nhân vật hiện thân cho kỷ nguyên mới của nước Mỹ, tuy nhiên chuyên gia Fyodor Lukyanov cho rằng ông vẫn không hoàn thiện những điều ông đã hứa và thực hiện những gì người dân Mỹ kỳ vọng.

Trong khi đó, Rasmussen là một con người dày dạn kinh nghiệm, thấu hiểu tất cả mọi thứ, giống như các nhân vật tân bảo thủ ý thức hệ khác. Ông hiểu rằng, các mối đe dọa ngày càng gia tăng, những kẻ khủng bố đang lớn mạnh, Nga đang trở nên táo bạo hơn, Trung Quốc đang tranh giành quyền lực toàn cầu - do vậy một ai đó cần phải chấm dứt tất cả điều này.

" Thế giới cần một cảnh sát viên như vậy nếu sự tự do và thịnh vượng có thể thắng được sự tàn bạo của những kẻ áp bức. Và ứng cử viên có khả năng, đáng tin cậy và được mong mỏi nhất cho vị trí này chính là Mỹ".

Fyodor Lukyanov cho rằng về cơ bản tuyên bố của cựu Tổng thư ký NATO giống như một tờ rơi tuyên truyền gửi đến cử tri. Tuy nhiên nó cũng khiến cho nhiều người phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này khi họ nhận ra rằng câu nói trên không phải là không có lý.

Dù phát biểu của cả hai nghe có vẻ khác nhau, tuy nhiên cả Obama và Ramussen đều đồng ý một điều rằng nước Mỹ sẽ không đi theo chủ nghĩa tự cô lập. Bởi vậy họ đều ủng hộ cho Hillary Clinton.

Trong khi đó Obama cảm thấy lo lắng trước một tương lai người đứng đầu nước Mỹ là Trump, nhân vật ông lo ngại sẽ dỡ bỏ những gì mà những nhà lãnh đạo Mỹ đã cố công thiết lập trước đó.

Sự thay đổi trong mô hình xã hội-chính trị đang diễn ra một cách rõ ràng tại Mỹ và trên toàn thế giới. Điều này dặt ra những lo ngại rằng giai cấp lãnh đạo mới cũng sẽ vỡ vụn.

Thế nhưng, chuyên gia Lukyanov nêu quan điểm rằng, rốt cuộc những sự lo ngại về điều này vẫn chỉ là sự phóng đại. Không ai có thể phá vỡ được hệ thống chính trị nước Mỹ. Dù có lên làm Tổng thống, Hillary sẽ không thể quay trở lại những năm tháng tuyệt vời của thập kỷ 90, còn Trump sẽ không về lại những năm 50 quyến rũ - như những gì họ mong ước.

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ là một sự chuyển mình sang giai đoạn khác như một điều không thể tránh khỏi. Nó đã từng bắt đầu với Obama, người đã cố gắng kết hợp các khẩu hiệu truyền thống với một chính sách khác biệt.

Mọi thứ sẽ tiếp diễn với tổng thống kế tiếp và có khả năng sẽ biến đổi trong một hình thức mới vào năm 2020.

Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi người kế nhiệm của ông Obama kiên định với con đường của mình để chứng minh cho Rasmussen rằng nước Mỹ không hề ngủ yên.

Minh Vũ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.