Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột

Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột

Chủ nhật, 22/09/2013 07:25

Mặc dù từng là hậu duệ của vị hoàng đế cai trị vương quốc xưa của Ấn Độ, bây giờ gia đình bà Sultana Begum đang sống cảnh thiếu thốn, không đủ tiền để chăm sóc gia đình với 6 người cháu, 5 người con gái và 1 người con trai.

Tuy có bằng chứng chứng minh bà có quan hệ với gia đình hoàng tộc ở thế kỷ 19 nhưng bà Sultana và cả gia đình hiện đang sống dựa trên đồng lương 60 euro mỗi tháng.

Triều đại Mughal mà bà Sultana là một trong những hậu duệ đã có nhiều đóng góp lớn cho kho tàng kiến trúc của tiểu lục địa Ấn Độ qua các thế kỷ 16, 17, 18.

Taj Mahal là một trong số những ví dụ điển hình cho những di tích được xây dựng bởi các hoàng đế Hồi giáo. Riêng triều đại Mughals cũng đã xây dựng được Pháo đài đỏ (Red Fort), Pháo đài Agra (Agra Fort) và khu vườn Lahore Shalimar. Những địa danh này đều đã được UNESCO công nhận là di tích lịch sử.

Được biết, Triều đại Mughal có nguồn gốc từ Ba Tư và tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ từ giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 18.

Vào thời điểm hoàng kim nhất của triều đại, nơi đây có số dân bằng một tư số dân toàn thế giới.

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột

Sultana Begum và cháu trai Muhammed Jejan ở Tây Bengal, Ấn Độ. Mỗi tháng, bà được nhận một khoản 60 euro tiền lương hưu

Nền kinh tế Ấn Độ rất thịnh vượng dưới các triều đại Mughal. Họ đã sáng tạo ra hệ thống đường, sử dụng một đồng tiền thống nhất và cùng thống nhất đất nước.

Các thành phố và thị trấn được xây dựng liên tiếp dưới thời Mughals tuy nhiên phần lớn chúng đều là các trung tâm chính trị và quân sự mà không có nhiều thành phố thương mại hay công nghiệp.

Kể từ sau cái chết của Hoàng tử Mirza Bedar Bukht và cũng là chồng bà Sultana năm 1980, đời sống của bà rơi vào cảnh nghèo khó.
Hoàng đế Bahadur Shah Zafar – ông cố của chồng bà Sultana lên ngôi năm 1837. Ông là vị hoàng đế Hồi giáo cuối cùng trị vì Ấn độ trong ba thập kỷ.

Năm 1857, khi binh lính Ấn Độ đứng lên đấu tranh chống lại thực dân Anh,. Họ đã tôn sùng  hoàng đế Bahadur Shah Zafar lên lãnh đạo.
Tuy nhiên khi cuộc nổi dậy bị đàn áp năm 1858, ông bị lưu đày tới Rangoon. Tại đây, ông đã sống tiếp 5 năm cuối đời và qua đời ở tuổi 87.

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 2).

Bà Sultana Begum bên ngoài hành lang của ngôi nhà với 2 phòng tí hon

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 3).

Bà Sultana Begum trên đường phố bụi bặm ở các khu ổ chuột ngoại ô Kolkata

Con cháu của hoàng đế Mughal buộc phải sống ở căn nhà ổ chuột với hai phòng nhỏ bé tại Howrah – khu ổ chuột ở Kolkatta. Bà dùng chung căn bếp với nhiều người hàng xóm khác và tắm giặt bằng vòi nước công cộng ở ngoài đường.

Bà Sultana hiện đang sống với một người cháu gái chưa lấy chồng - cô Madhu Begum. Bà tâm sự: “ Chúng tôi vẫn đang sống nhưng chỉ có Chúa mới biết đời sống của chúng tôi như thế nào!”

“Gia đình chồng và các cháu gái khác của tôi đều rất nghèo, chúng chỉ kiếm đủ để tồn tại chứ nói gì đến giúp đỡ tôi”.
Vài năm gần đây, cuộc sống của bà có nhiều biến động hơn khi ngày càng có nhiều người vận động các nhà chức trách quan tâm, hỗ trợ và chăm sóc nhiều hơn nữa hậu duệ của các gia đình hoàng gia Ấn độ. Được biết, cũng có nhiều gia đình hoàng gia phải ra đi tay trắng sau khi thực dân Anh tới và chấm dứt triều đại Mughal.

Mặc dù, nhiều năm liền, bà Sultana đã kiến nghị lên chính quyền nhà nước và trung ương giúp bà cải thiện đồng lương hưu và có những chế độ đãi ngộ cơ bản phục vụ đời sống.  

Đến nay, chính quyền đã tạo cơ hội việc làm cho cháu gái bà là Roshan Ara với mức lương 150 euro/tháng. Đáng tiếc là, nhiều thành viên khác trong gia đình bà mù chữ nên đã không thể với tới các kỳ thi công chức của chính phủ.

Vì vậy, bà Sultana quay sang kiếm sống bằng cách mở một cửa hàng bán trà nhỏ nhưng nay đã bị đóng cửa. Hiện bà đang kiếm sống bằng nghề bán trang phục phụ nữ truyền thống.

Bà  Sultana  cho biết thêm: “ Tôi rất biết ơn vì đã có rất nhiều người nỗ lực giúp đỡ tôi. Chồng tôi, hoàng tử Muhammad Bedar Bakht – con trai của vua Jamshid Bakht và cháu trai của Jawan Bakht, từng nói với tôi rằng chúng tôi mang trong mình dòng máu hoàng gia cao quý, không bao giờ đi cầu xin vì miếng ăn”. Nhưng, “tôi đã từng yêu cầu chính phủ cấp cho chúng tôi những thứ mà gia đình tôi xứng đáng được hưởng”.

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 4).

 Sultana Begum – cháu dâu của Cố Hoàng đế cuối cùng của triều đại Mughal, Bahadur Shah Zafar hiện đang sống trong căn nhà hai phòng chật hẹp ở Howrah, Ấn độ

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 5).

Sultana Begum rửa bát bên ngoài ngôi nhà trong khi Parbant Singh Maihari đang tắm “lộ thiên”

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 6).

 Sultana Begum đã muốn nâng cao thu nhập bằng cách mở một cửa hàng bán trà nhỏ và bán vải may trang phục phụ nữ truyền thống Ấn Độ

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 7).

Bà Sultana Begum đứng tại nơi cạnh cửa hàng trà bà từng sở hữu

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 8).

Bà Sultana Begum khoe những tấm vải để may trang phục truyền thống cho phụ nữ Ấn Độ mà bà bán

Tiêu điểm - Hậu duệ cuối cùng của hoàng gia Ấn Độ sống trong khu ổ chuột (Hình 9).

Ông Muhammed Bedar Bukht - chồng của bà Sultana Begum là cháu trai của Hoàng đế Bahadur Shah Zafar được chôn cất sau khi qua đời tại West Bengal, Ấn Độ

Trang Trần

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.