“Hậu quả nghiêm trọng” Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải gánh chịu nếu mua S-400 của Nga

“Hậu quả nghiêm trọng” Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải gánh chịu nếu mua S-400 của Nga

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 05/03/2019 18:47

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục triển khai việc mua hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga, Ankara có thể sẽ phải đứng trước “hậu quả nghiêm trọng”, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết.

Theo RT, Mỹ đã đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ về “hậu quả nghiêm trọng” nếu nước này tiếp tục triển khai việc mua hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho biết, đồng thời khuyên Ankara tìm kiếm “giải pháp tốt hơn”.

“Việc Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ”, người phát ngôn Lầu Năm Góc Eric Pahon cho biết trên trang tin Ahval hôm qua.

Việc Ankara dự định mua S-400 đã trở thành mối lo lớn cho các đồng minh của NATO. Washington khẳng định rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai S-400 cùng với các vũ khí do Mỹ sản xuất như máy bay F-35 có thể sẽ làm lộ các bí mật cho Nga. Với việc gia tăng áp lực cùng những lời đe dọa trừng phạt, chính quyền Tổng thống Trump tháng trước đã do dự trong việc chuyển giao 100 máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiêu điểm - “Hậu quả nghiêm trọng” Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải gánh chịu nếu mua S-400 của Nga

Mỹ đã đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ về “hậu quả nghiêm trọng” nếu nước này tiếp tục triển khai việc mua hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 của Nga 

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra không chịu khuất phục trước các áp lực của Mỹ, khăng khăng rằng việc gia tăng chi tiêu quân sự là mục tiêu thiết yếu trong việc bảo vệ an ninh quốc gia của Ankara.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này cần S-400 do Nga sản xuất và sẽ mua loại vũ khí này càng sớm càng tốt dù Mỹ đã bày tỏ lo ngại kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ-một đồng minh trong NATO, có thể gây rủi ro an ninh đối với một số vũ khí và công nghệ khác do Mỹ sản xuất.

Trước đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã khẳng định hợp đồng mua 4 tổ hợp S-400 trị giá 2,5 tỷ USD giữa Ankara và Moscow đang được thực hiện và không thể hủy bỏ.

Nếu không có gì thay đổi, quá trình chuyển giao các tên lửa phòng không S-400 sẽ được Nga tiến hành trong năm 2019. Việc Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng mua S-400 Nga đã khiến Mỹ nổi giận, đe dọa áp đặt trừng phạt.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuần trước đã bày tỏ hy vọng Washington sẽ “thay đổi suy nghĩ”. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ tìm “ra giải pháp tốt hơn”.

"Có được S-400 từ Nga là mục tiêu theo đuổi bấy lâu. Giờ sao có thể nói chúng tôi có thể từ bỏ mua S-400 được chứ", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng cho biết.

Tiêu điểm - “Hậu quả nghiêm trọng” Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải gánh chịu nếu mua S-400 của Nga  (Hình 2).

Mỹ nhiều lần ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga      

"Đừng bảo chúng tôi cùng sản xuất hay có được sự hỗ trợ tài chính", ông Erdogan cho biết nhằm nhắc tới các cuộc đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ để bàn về việc mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, điều mà lâu nay Washington đã lấy làm điều kiện để mặc cả với Ankara trong việc cấm mua S-400 của Nga.  

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã trở nên căng thẳng liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2017 đã ký thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Đưa ra lý do S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ chung của NATO, Mỹ đã nhiều lần cố thuyết phục Ankara suy nghĩ lại quyết định này.

Việc Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn đã đặt đồng minh trước quyết định khó khăn, bởi Ankara sẽ khó có thể cân bằng quan hệ với cả Mỹ và Nga trước thực tế cả hai đều quan trọng đối với nước này.

Xem thêm >> Mỹ muốn “ra ngô ra khoai” việc Pakistan dùng F-16 bắn hạ máy bay Ấn Độ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.