1. Xét nghiệm máu
Các kết quả của xét nghiệm máu sẽ giúp bác sỹ chẩn đoán được bạn có mắc bệnh ung thư hay không? Khi cơ thể xuất hiện khối u, các mảnh protein và ADN bị đột biến sẽ lẫn vào với máu. Đây được xem là dấu ấn để nhận biết ung thư.
Quy trình làm xét nghiệm như sau: Nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu từ cơ thể bạn sau đó đem đi xét nghiệm. Từ đó có thể chỉ ra các thông số như số lượng bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu. Sau khi gửi mẫu thời gian nhận được kết quả xét nghiệm từ khoảng 1h đến 2h.
Qua việc xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm nhiều loại ung thư như: ung thư buồng trứng, ung thư máu, buồng trứng, tụy, dạ dày... Tuy nhiên các bác sỹ cho biết xét nghiệm máu không thể khẳng định được chắc chắn bạn có mắc ung thư hay không. Bởi kết quả có lúc là âm tính, có lúc lại dương tính. Vì vậy để biết chính xác hơn các bác sỹ sẽ chỉ định cần làm thêm các xét nghiệm khác.
>>> Kết quả xét nghiệm ung thư máu: Những điều bạn cần biết
2. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
Chụp X quang, siêu âm, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, phương pháp PET-CT là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong chẩn đoán ung thư. Từ kết quả của những xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ quan sát chi tiết các bộ phận và nhận biết được những bất thường bên trong cơ thể.
Phương pháp PET/CT là thiết bị y khoa hạt nhân được kết hợp giữa công nghệ máy PET và máy CT, có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư. Với phương pháp này có thể giúp phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn sớm. Nhất là khi cơ thể chỉ có sự thay đổi về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc.
Trong phương pháp PET- CT có thể giúp bạn tìm kiếm được vị trí di căn của khối u, vị trí khối u nguyên phát. Nhờ vậy mà giúp bác sỹ xác định được phương pháp điều trị cũng như tiên lượng ra sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, thực hiện phương pháp này chi phí khá lớn khoảng trên 20 triệu đồng khiến nhiều người không có đủ tiền để làm.
3. Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp bác sỹ sẽ lấy cắt bỏ 1 số mô tế bào sau đó được đặt dưới kính hiển vi để quan sát tìm ra các dấu ấn của tế bào ung thư. Đây là xét nghiệm được áp dụng làm cho hầu hết các loại ung thư. Bởi kết quả đem lại mang tính chính xác cao.
Tùy vào loại bệnh và vị trí lấy mẫu như sinh thiết vòm họng, sinh thiết dạ dày... mà thời gian lấy kết quả sinh thiết sẽ khác nhau. Thông thường, xét nghiệm này sẽ được làm sau khi đã hoàn thành xong việc chụp X quang, CT... và đã xác định được vị trí của khối u.
4. Xét nghiệm tủy để phát hiện bệnh ung thư máu
Chọc tủy đem đi phân loại, xác định các tế bào máu trong tủy sẽ giúp xác định chính xác hơn khả năng mắc ung thư máu của bệnh nhân. Nếu lượng Junvenile cell trong máu tăng cao, vượt quá 5% hoặc lớn hơn 30% thì có thể xác định người bệnh đã bị mắc ung thư máu.
Với phương pháp này chi phí chi trả cho xét nghiệm dao động từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tùy vào từng bệnh viện, từng loại xét nghiệm sẽ chi phí khác nhau.
5. Chụp nhũ ảnh tuyến vú
Phương pháp này được thực hiện chủ yếu cho những phụ nữ trên 35 đến 40 tuổi. Đây là phương pháp được áp dùng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến vú ở phụ nữ.
Chụp nhũ ảnh tuyến vú có thể phát hiện các bất thường ở các ống tuyến vú. Có đến 95% các tế bào ung thư vú được xuất phát từ đây. Đây là một trong những phương pháp để tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư vú.
Với tình trạng số người mắc ung thư ngày càng cao, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần nên tạo thói quen cho bản thân thường xuyên đi tầm soát ung thư để có thể phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Thế Hưng