Hé mở sự thực vụ mất trộm báu vật ly kỳ xôn xao ở Miền Tây

Hé mở sự thực vụ mất trộm báu vật ly kỳ xôn xao ở Miền Tây

Thứ 5, 27/12/2012 23:51

(Nguoiduatin) Bộ trường kỷ phải 10 khênh mới nổi nhưng bị bê khỏi nhà trong đêm một cách bí ẩn.

“Một chiếc nhẫn bằng cẩm thạch dạng quý đã có giá cả bạc triệu, còn bộ ghế nhà ông Thưa có khối lượng cẩm thạch rất lớn, mỗi tấm dày từ 5 đến 7 phân thuộc cẩm thạch dạng quý. ..”. Hiện giờ chưa có kết luận nào về tổng giá trị của bộ trường kỳ này cụ thể là bao nhiêu.

Tuy nhiên tôi được biết cả miền Nam chỉ có hai bộ ghế được làm tương tự như vậy, một bộ thuộc quyền sở hữu của nhà ông Thưa, một bộ khác đang được trưng bày ở Viện bảo tàng TP. HCM. Nhưng bộ ghế nhà ông Thưa có nhiều đặc điểm nổi trội hơn”, Huỳnh Văn Hiển, Phó trưởng công an xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre cho hay.

Xã hội - Hé mở sự thực vụ mất trộm báu vật ly kỳ xôn xao ở Miền Tây

Bộ trường kỷ vô giá nhà ông Thưa (Hình do công an xã Vĩnh Bình cung cấp)

Bộ trường kỷ cổ ngàn cân và xuất xứ bí ẩn

Tôi tìm đến xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre vào một buổi trưa nắng cháy da người. Lân la hỏi chuyện mất bộ tràng kỷ vô giá vừa xảy ra thì không ai là không biết.

Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm đến nhà ông Thưa. Vừa tới cổng thì gặp lúc bà Nguyễn Kim Chưởng, thường gọi là bà Tám (vợ ông Thưa) đang từ trong vườn bước ra.

Sau khi biết tôi là phóng viên, bà mời vào nhà rồi tâm sự: “Mất bộ ghế mà thím đau như mất một, hai người thân trong gia đình. Cứ hễ có ai hỏi đến sự việc là tôi đau lắm con à, cả ngày không dám lên nhà vì sợ đối mặt với khoảng trống.. . ”.

Vừa nói đôi mắt bà Tám đỏ hoe, miệng rưng rức khóc. Bà nói thêm “mấy bữa nay tôi chẳng mần ăn được gì hết, cả nhà ai cũng chán nản...”

Riêng cái bàn có một chi tiết rất đắt, đó là ở dưới mặt bàn cẩm thạch (phải chui xuống gầm bàn nhìn lên mới thấy) có một chữ cổ được viết rất kỳ lạ, chính ông Thưa cũng bất ngờ khi cho đến gần đây mới phát hiện ra.

Bà Tám cho biết, trước đây bộ trường kỷ được đặt ở phòng khách, trước bàn thờ tổ tiên, khi nhìn vào mỗi hướng sẽ thấy một màu sắc khác nhau trông rất lạ và đẹp mắt.

Ông Thưa cho hay, mỗi chiếc ghế nặng gần 300kg, khoảng 8 người khiêng mới nổi, cái bàn thì nhẹ hơn nhưng phải đến 2 người trai tráng to khỏe mới thực sự khiêng nổi nó để đi trong một quãng đường. Vì được lát bằng đá cẩm thạch nên ngồi trên ghế mát lạnh, ông bà Thưa tám thường ngủ trưa trên đó.

Bộ trường kỷ quý hiếm này “sống” cùng gia đình ông qua bốn đời và có cách đây hơn 200 năm. Ông Thưa cho biết, ngày xưa ở mảnh đất này có một người là bá hộ tên Rạng rất giàu có đã mua bộ trường kỷ này từ Hồng Kông về. Ông cố của ông Thưa là người rất chuộng đồ cổ và đã mua lại bộ trường kỷ này với giá 3.000 giạ lúa (bằng khoảng 6 tấn ngày nay).

Ông Thưa kể, ngay từ đời cho của ông, đã có rất nhiều người tới hỏi mua bộ trường kỷ này nhưng từ đời cha ông rồi đến đời ông nhất quyết không bán, để lại như một vật gia bảo truyền đời. “Có một ông ba Tàu (thuộc người chế độ trước) dưới Vĩnh Long chuyên mua bán đồ cổ đã theo hỏi mua bộ trường kỷ này cả mấy chục năm. Năm nào ông ấy cũng tới gạ hỏi vợ chồng tôi bán, có khi một năm ông tới mấy bận. Khi ông này chết đi thì lại đến đời con trai ông tới hỏi mua tiếp nhưng gia đình tôi nhất quyết không bán”, ông Thưa tâm sự.
Cách đây nửa năm, có một người tới đặt vấn đề mua bộ trường kỷ với giá 1,2 tỷ đồng nhưng cũng như những lần trước, gia đình ông Thưa nhất quyết không bán. Bà Tám khẳng định: “ Nếu có người trả 4-5 tỷ và bao nhiêu tiền đi nữa chúng tôi cũng không bán. Đây là bộ trường kỷ có một không hai vì giá trị của nó là quá lớn.

Vụ mất trộm kỳ lạ

Lúc 5h sáng 9/4 vừa qua, ông tám Thưa đang ngủ bất chợt choàng tỉnh dậy và thất kinh khi phát hiện bộ trường kỷ quý giá của gia đình đã biến mất. Cánh cửa chính vô nhà thì khép hờ, cửa sổ đầu hồi bên trái làm bằng sắt bị cắt một khoảng trống, thừa rộng để một người lớn chui lọt qua.

Ông Thưa tá hỏa gọi vợ mình dậy đi kiểm tra xung quanh nhà xem có mất gì nữa không thì phát hiện phía đầu hồi phải có hàng rào bằng lưới B40 bị cắt một đường, hàng rào trước mặt nhà cũng bị cắt một đường.

Theo phán đoán của ông thì chính đường này là nơi bọn trộm khiêng ghế đi ra vì cánh cổng chính là bằng sắt nhà ông được khóa bằng khóa đồng. Ít phút sau bà Tám phát hiện 2 trong số 3 con chó nhà ông bà bị đánh thuốc độc chết.

Trước đó, trưa ngày 8/4 ông Thưa có thấy một người lạ tới cổng nhà mình nhòm ngó rồi thấy lũ chó nhà ông sủa dữ quá nên bỏ đi. Ngày hôm đó con trai thứ hai và con dâu ông về quê vợ ở Vĩnh Long nên chỉ có hai vợ chồng ông ở nhà. Lúc 10h30 tối ngày 8/4 thì ông bà đi ngủ như thường ngày.

Đến khoảng 1 – 2h sáng ngày 9/4 ông nghe có tiếng chó sủa inh ỏi nhưng sau đó thì im bặt. Đến 5h sáng ông tỉnh dậy, đi lại chỗ bàn uống nước ngoài hiên thì thấy đầu hơi đau và phát hiện bộ trường kỷ “không cánh mà bay”.

Ông Thưa khẳng định, bọn trộm cắp này phải hơn mười người, như vậy chúng mới có thể khênh nổi bộ trường kỷ nhà ông đi được. Hàng xóm cho ông biết đêm hôm đó có rất nhiều tiếng xe máy rú ga nhưng mọi người cho đó là tiếng của mấy đứa con nít đua xe lên xem Festivan Dừa trên thành phố Bến Tre nên cũng không để ý.

Bên cạnh nhà ông Thưa cũng chỉ có một bà cụ 80 tuổi sinh sống, xung quanh là cây cối vườn tược. Bọn trộm đã khiêng bộ trường kỷ qua hàng rào rồi mới ra ngõ nhà ông và đi ra lộ lớn tẩu thoát.

Sau khi biết tin về vụ mất trộm, ngay sáng 9/4 lực lượng công an xã Vĩnh Bình đã có mặt để điều tra vụ việc. Rất nhiều người dân trong vùng biết chuyện cũng tới tìm hiểu và chia buồn với gia đình. Ai cũng cảm thấy tiếc cho gia đình ông Thưa vì những người trong vùng đều đã từng nghe về báu vật vô giá này. Sự việc xảy ra bất ngờ khiến bà Tám đau lòng mà ngất đi ngất lại nhiều lần.

Bà cũng tâm sự: “Tôi không lo mất tiền mà chỉ lo mất ghế vì thế nhiều lần đã phải thay sim do có quá nhiều cuộc điện thoại gọi đến để xin tham quan, chụp hình và hỏi mua bộ trường kỷ quý giá”.

Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Huỳnh Văn Hiển, phó trưởng công an xã Vĩnh Bình cho biết: “Lâu nay tình hình an ninh trật tự trong xã là rất tốt. Hiện tại vụ việc được chuyển cho Công an huyện Chợ Lách và PC45 Công an tỉnh Bến Tre phụ trách điều tra và đã có lệnh phong tỏa toàn quốc”.

Nói mất bộ bàn ghế nghe hơi... nghịch đời

Ông Hiển cũng nhận xét: “Kẻ trộm là người rất rành và am hiểu bộ ghế cổ này. Nhiều người cho rằng gia đình ông Thưa đã bị xông thuốc mê, tuy nhiên điều lạ là người bị xông thuốc mê không thể tỉnh táo nhanh như vậy được.

Khi công an tới nhà ông Thưa thấy ông bà rất tỉnh táo, chỉ nói là hơi nhức đầu và ngủ rất say. Sau đó do tinh thần bị suy sụp quá mức nên bà Tám bị ngất.

Theo ông Hiển thì nhà ông Thưa sống khá khép nép, ít quan hệ với mọi người, nhưng là một hộ gia đình giàu có tiếng trong vùng vì là con cháu của địa chủ ngày xưa”. “Nếu nói gia đình này mất tiền hay mất vàng thì có lý nhưng mất bộ bàn ghế thì nghe nó hơi... nghịch đời”, ông Hiển bình luận.

Cả miền Nam chỉ có hai bộ

Về món đồ mất quý giá này bà cho biết: Bộ trường kỷ vừa bị trộm mất được làm hoàn toàn bằng gỗ sừng, màu mun, gồm hai ghế, mỗi ghế dài 2,2m, rộng 7 tấc và một bàn cao khoảng 1,1m. Trên mặt và lưng ghế được cẩn bằng ốc xà cừ quý hiếm (giống như đồ gỗ được khảm trai ở ngoài Bắc) tạo thành hoa văn và đường nét tinh xảo, phần lớn trên mặt và lưng được lát bằng đá cẩm thạch dạng quý.

Ông Huỳnh Văn Hiển, phó trưởng Công an xã Vĩnh Bình xác nhận: “Một chiếc nhẫn bằng cẩm thạch dạng quý đã có giá cả bạc triệu, còn bộ ghế nhà ông Thưa có khối lượng cẩm thạch là rất lớn, mỗi tấm dày từ 5 đến 7 phân thuộc cẩm thạch dạng quý.

Hiện giờ chưa có kết luận nào về tổng giá trị của bộ trường kỳ này cụ thể là bao nhiêu, tuy nhiên tôi được biết cả miền Nam chỉ có hai bộ ghế được làm tương tự như vậy. Một bộ thuộc quyền sở hữu của nhà ông Thưa, một bộ khác đang được trưng bày ở Viện bảo tàng TP. HCM. Nhưng bộ ghế nhà ông Thưa có nhiều đặc điểm nổi trội hơn”.

Đăng Văn


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.