Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành công nghiệp quốc phòng nói riêng đã cho phép các nhà sản xuất vũ khí lên ý tưởng phát triển hệ thống tên lửa đa chức năng với hy vọng có thể hóa giải nhiệm vụ như ở trên mà không cần dùng đến tên lửa đạn đạo chiến thuật hay máy bay chiến đấu.
Một số nước đã bắt đầu nghiên cứa các hệ thông tên lửa đa chức năng như vậy. Đi đầu về các dự án này phải kể đến siêu cường Mỹ, với chủ thầu của dự án (mã số dự án P44) là công ty Lockheed Martin, bắt đầu triển khai từ năm 2006.
Các chuyên gia vũ khí hàng đầu của công ty Lockheed Martin được giao nhiệm vụ phân tích, đánh giá các khả năng của công nghệ tên lửa trong tương lai từ đó nghiên cứa và phát triển một hệ thống lên lửa mới (dự án P44) với đặc tính dẫn đường chính xác và hội tụ các tính năng vượt trội so với các thiết kế tên lửa hiện tại.
Tên lửa thuộc dự án P44 trong một lần thử nghiệm
Hệ thống tên lửa P44 được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu nhỏ, bao gồm cả xe tăng của đối phương ở khoảng cách lên đến 70 km. Yêu cầu như vậy thì tên lửa của hệ thống phải có khả năng tấn công chính xác mục tiêu gần như là tuyệt đối. Hơn nữa mục tiêu nhỏ lại đang di chuyển (vi dụ như xe tăng) thì P44 phải được trang bị hệ thống dẫn đường linh động để thực hiện đồng thời việc tìm mục tiêu và đuổi theo mục tiêu.
Hiện nay, thông tin được công bố về hệ thống tên lửa P44 là rất ít. Tên lửa của P44 sử dụng nhiên liệu rắn, có tổng chiều dài 3,2 m và có đường kính khoảng 18 cm, trọng lượng 99 kg.
Về mặt lý thuyết, do nhiệm vụ phải tiêu diệt các mục tiêu nhỏ lại ở khoảng cách xa vậy nên tên lửa của P44 được trang bị kết hợp một loạt hệ thống dẫn đường như hệ thống dẫn đường quán tính trong hành trình bay và dẫn đường bằng vệ tinh trong việc định vị trí mục tiêu. Ngoài ra, tên lửa P44 trong một số trường hợp cụ thể còn được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser bán chủ động, và hệ thống dẫn đường hồng ngoại siêu chính xác.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là một loạt các vụ thử nghiệm vào tháng 2 và tháng 4 năm 2007 đã không cho kết quả như ý muôn, sai số trong việc hủy diệt mục tiêu không được chấp nhận. Điều này dẫn tới dự án P44 đầy tham vọng của Mỹ bị đóng cửa vào tháng 12 năm 2012.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng thực tế nền khoa học kỹ thuật hiện nay của Mỹ chưa đủ khả năng phát triển thành công một hệ thống tên lửa “ trong mơ” như P44. Nhưng những ý tưởng của nó được các chuyên gia quân sự đánh giá rất cao. Và biết đâu trong thời gian sắp tới với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, dự án P44 sẽ được khởi động lại và được đưa vào trang bị cho quân đội. Lúc đó một số khái niệm về chiến tranh hiện nay sẽ phải thay đổi ít nhiều.
H.Y (Theo Top War)