Hiểm hoạ từ cài ứng dụng Pitu chỉnh ảnh cổ trang của Trung Quốc

Hiểm hoạ từ cài ứng dụng Pitu chỉnh ảnh cổ trang của Trung Quốc

Phan Anh Tuấn

Phan Anh Tuấn

Thứ 4, 22/02/2017 11:23

Thời gian qua, giới trẻ Việt vô cùng thích thú với trò sửa ảnh, hoá thân thành nhân vật trong phim cổ trang Trung Quốc rồi "tung" lên Facebook mà không biết được những hiểm họa khôn lường.

Từ đầu năm 2017, cư dân mạng, đặc biệt là các bạn trẻ vô cùng thích thú với trò sửa ảnh, hoá thân thành nhân vật trong phim cổ trang Trung Quốc và "tung" lên Facebook cho bè bạn chiêm ngưỡng. Trái ngược với tâm lý hào hứng của người sử dụng, các chuyên gia an ninh mạng lại tỏ ra quan ngại và đưa ra nhiều cảnh báo.

Một phút thành… tứ đại mỹ nhân

Từ lâu, phim kiếm hiệp, cổ trang của Trung Quốc đã hấp dẫn nhiều bạn trẻ. Những nam nhân vật võ thuật thượng thừa, mỹ nữ đẹp "sắc nước nghiêng trời"… trong truyện chưởng Kim Dung, Cổ Long được nhiều bạn trẻ yêu mến. Thế nên, khi trên các trang mạng xã hội, Facebook xuất hiện phần mềm sửa ảnh Pitu (chế hình ảnh thành nhân vật trong phim cổ trang Trung Quốc), ngay lập tức ứng dụng này đã thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Công nghệ - Hiểm hoạ từ cài ứng dụng Pitu chỉnh ảnh cổ trang của Trung Quốc

Hình ảnh chế từ phần mềm Pitu.

Bạn Nga Sơn (28 tuổi ở Hà Nội) tâm sự: “Em rất thích nhân vật Lệnh Hồ Sung trong phim Tiếu ngạo giang hồ. Nghe bạn bè giới thiệu, em tải phần mềm Pitu về điện thoại di động và chỉnh sửa, tự hoá thân thành nhân vật đó. Em thấy ngồ ngộ, bạn bè em like rất nhiều".

Bạn Sơn chỉ là một trong số hàng triệu bạn trẻ thích chia sẻ ảnh theo phong cách cổ trang, chỉnh sửa bằng việc sử dụng phần mềm Pitu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trào lưu chế ảnh dậy sóng trên cộng đồng mạng từ hồi tháng 1/2017, đến nay vẫn được bạn trẻ, thậm chí cả dân công chức thích thú tham gia.

Công nghệ - Hiểm hoạ từ cài ứng dụng Pitu chỉnh ảnh cổ trang của Trung Quốc (Hình 2).

Ảnh minh hoạ.

Ứng dụng này trở thành trào lưu cũng là dễ hiểu, khi từ một cô gái xấu xí, qua phần mềm Pitu bỗng trở thành một trong tứ đại mỹ nhân "mặt hoa, da phấn" của Trung Quốc; hay một thanh niên gầy còn, ốm yếu… sau một phút hoá thân thành một nam tử hán cơ bắp rắn rỏi, võ thuật siêu phàm.

Phần mềm Pitu đã mang lại cho giới trẻ sự sảng khoái, mê hoặc lòng người. Hơn nữa ứng dụng được phép tải miễn phí, nên nhiều bạn trẻ đã không đắn đo, tải về điện thoại di động và máy tính cá nhân. Vậy ứng dụng miễn phí này liệu có tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro nào không? Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia an ninh mạng quan tâm và tìm hiểu.

Công nghệ - Hiểm hoạ từ cài ứng dụng Pitu chỉnh ảnh cổ trang của Trung Quốc (Hình 3).

Ảnh minh họa.

Hiểm hoạ khôn lường

Ứng dụng Pitu có phiên bản chạy trên Androi và iOS, được rất nhiều người sử dụng để chia sẻ hình ảnh cá nhân đã chỉnh sửa của mình lên Facebook. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thì đây là phần mềm do một công ty Trung Quốc phát triển. Đặc biệt, khi cài đặt, ứng dụng này sẽ yêu cầu các quyền can thiệp vào những thông tin có trong máy như: Quyền ghi âm (trong khi chỉ là ứng dụng chỉnh sửa ảnh), quyền đóng các ứng dụng khác (close other apps) và được phép chạy khi khởi động (run at startup), quyền truy cập vào camera, vị trí, ghi lại các cuộc hội thoại, thay đổi cấu hình và dữ liệu của thiết bị… qua GPS.

Trao đổi thông tin với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia của Bkav cho biết: Pitu là ứng dụng chỉnh ảnh cổ trang của công ty Tencent (Trung Quốc) có nguy cơ gây mất an toàn thông tin rất cao. Qua nghiên cứu của Bkav, dù là một ứng dụng sửa ảnh, nhưng Pitu đòi hỏi nhiều quyền quan trọng như kết nối wifi, đọc danh bạ người dùng, ghi âm, đọc IMEI.. Thậm chí, trong ứng dụng còn có một số đoạn mã có chức năng tải và cài đặt file từ máy chủ ở Trung Quốc.

Cũng theo chuyên gia an ninh mạng Bkav, hầu hết các ứng dụng hiện nay đều thu thập một số thông tin của người dùng để phát triển nhưng một ứng dụng chỉ để sửa ảnh như Pitu mà có thể thu thập nhiều thông tin của người dùng, sẽ tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường.

"Hiện nay, Pitu thu hút hàng triệu người tải miễn phí từ Google Play và liên tục kết nối và gửi dữ liệu tới các địa chỉ IP của các server đặt tại Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, Pitu tự động tải về một file để tiến hành cài đặt. File này là một ứng dụng để thực hiện việc thử nghiệm, nhưng tính năng tự động tải file cũng có thể được sử dụng để tải và chạy các ứng dụng độc hại trên điện thoại di động của người dùng”, chuyên gia an ninh mạng Bkav cảnh báo.

Qua tham khảo ý kiến, nhiều chuyên gia an ninh mạng trong nước cảnh báo người dùng không nên sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, vì nguy cơ bị hack, lộ thông tin cá nhân rất cao. Khi cài các phần mềm đó, nếu người dùng bị yêu cầu khai báo các thông tin cá nhân như địa chỉ, tài khoản ngân hàng, ngày sinh… thì nên cân nhắc cẩn trọng. Mọi người nên tải các ứng dụng từ Google Store để tránh bị gắn mã độc khi tải từ các "chợ ứng dụng" trôi nổi. Ngoài ra, khi cài đặt bất kỳ phần mềm nào, bạn nên để ý các quyền truy cập mà ứng dụng yêu cầu. Nếu ứng dụng đòi hỏi thông tin nhạy cảm, hãy cân nhắc kỹ xem có nên tiếp tục cài hay không.

Thiên Long

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.