Hiến tạng là một hành động cao đẹp. Khi một người nào đó cho đi một phần cơ thể mình để cứu giúp, đem lại sự sống cho người khác thì người ấy đã trở thành bất tử, thành anh hùng trong trái tim những người còn sống. Đó là món quà tặng cuộc sống vô giá, là chìa khóa hóa giải nỗi đau, là một trong những giải pháp hữu hiệu giảm sức ép cho xã hội, cho ngành y tế, quỹ bảo hiểm y tế... B áo Người Đưa Tin trân trọng gửi đến độc giả loạt bài “Hiến tặng mô, tạng – Quà tặng cuộc sống vô giá”. Loạt bài khắc họa những chân dung bình dị nhưng vô cùng cao cả, quan niệm của giới chuyên môn về cái chết toàn thây, về thực trạng và nhu cầu hiến – ghép mô tạng ở Việt Nam...
Ngay từ đầu hành trình hiến tạng của bà Lê Thị Thảo (56 tuổi ngụ tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) đã vấp phải định kiến từ chính những người trong gia đình. Với nhiều người, mất đi phần cơ thể là một điều gì đó khủng khiếp. Chồng bà Thảo cũng vậy, ông thương vợ nên một mực phản đối.
Thế nhưng, bà Thảo vẫn kiên định với tâm nguyện của mình. Vừa thuyết phục các con đồng tình với mình, bà vừa âm thầm đi làm các xét nghiệm cần thiết để thực hiện cho ca hiến thận.
Suốt 6 tháng ròng rã theo dõi sức khỏe, bà luôn phải nói dối chồng và con rằng bà đi Hà Nội học nghề trồng cây. Tiền bạc không có nhiều, không dám đi ô tô khách, bà chỉ có chiếc xe wave cũ kỹ làm phương tiện đi lại. Sau nhiều xét nghiệm quan trọng, các bác sĩ của cũng kết luận bà đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện ca mổ hiến thận .
Ban đầu, bà tâm sự với bác sĩ Nguyễn Hoàng Phúc (Phó giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) rằng, chỉ muốn tặng một bên thận của mình cho bệnh nhân nghèo, nhưng bác sĩ Phúc giải thích rằng chi phí cho ca mổ là rất đắt đỏ, không phải ai cũng có khả năng chi trả. Còn đã là bệnh nhân, dù giàu hay nghèo thì cần cứu giúp.
Bà Thảo rất buồn, nhưng rồi bà ngộ ra rằng cứu ai cũng là cứu, bệnh tật thì không phân biệt già