Khi một người nào đó cho đi một phần cơ thể mình để cứu giúp, đem lại sự sống cho người khác thì người ấy đã trở thành bất tử, thành anh hùng trong trái tim những người còn sống. Hiến tặng mô tạng là một hành động đẹp, là món quà tặng cuộc sống vô giá, là chìa khóa hóa giải nỗi đau, là một trong những giải pháp hữu hiệu giảm sức ép cho xã hội, cho ngành y tế, quỹ bảo hiểm y tế... Báo Người Đưa Tin trân trọng gửi đến độc giả loạt bài “Hiến tặng mô, tạng – Quà tặng cuộc sống vô giá”. Loạt bài khắc họa những chân dung bình dị nhưng vô cùng cao cả, quan niệm của giới chuyên môn về cái chết toàn thây, về thực trạng và nhu cầu hiến – ghép mô tạng ở Việt Nam.
Trao đổi tin tức với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người ( Bộ Y tế ) cho hay, có rất nhiều khó khăn trong việc hiến tặng mô, tạng khi còn sống hoặc sau khi chết, chết não . Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về việc hiến tặng mô, tạng là chưa cao, hiểu biết về chết não còn hạn chế và đặc biệt, quan điểm về cái chết toàn thây còn khá nặng nề trong cộng đồng.
Theo ông Phúc, ngay khi xây dựng dự án Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, các chuyên gia trong Ban soạn thảo và bản thân ông đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về quan niệm cái chết toàn thây.
Bởi không ít người cho rằng “trần sao âm vậy” nên nghĩ sau khi chết phải toàn thây, nếu hiến tặng đi một phần cơ thể-dù là sau khi chết cũng sẽ ảnh hưởng tới con người ở thế giới “cõi âm”. Tuy nhiên, các bậc tu hành, các vị chức sắc tôn giáo, những người có tiếng nói trong đời sống tâm linh đều khẳng định, trong các tôn giáo chính thống hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, không có một tôn giáo nào nói về cái “chết toàn thây”.
Ông Phúc khẳng định: “Không tôn giáo nào nói rằng hiến tặng mô, tạng là điều không nên và cũng không có tư tưởng tôn giáo cho rằng người hiến tặn