Hiệp hội Montessori quốc tế đến Việt Nam

Hiệp hội Montessori quốc tế đến Việt Nam

Thứ 4, 05/06/2013 14:47

Lần đầu tiên Hiệp hội Montessori quốc tế (AMI) đến Việt Nam, nhằm hỗ trợ một số trường mầm non áp dụng và phát triển phương pháp giáo dục Montessori.

Hiệp hội Montessori quốc tế (AMI) được thành lập năm 1929 bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori – người được coi là “mẹ đẻ” của phương pháp giáo dục Montessori.  

Hiệp hội này có chức năng đào tạo về Montessori, ban hành và hướng dẫn việc thực hiện đúng các quy chuẩn liên quan đến phương pháp Montessori. AMI cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển việc ứng dụng phương pháp Montessori trên toàn cầu.

Tiêu dùng & Dư luận - Hiệp hội Montessori quốc tế đến Việt Nam

Đoàn AMI thăm khuôn viên trường mầm non Thần Đồng - Bright School

Với mục đích khảo sát và hỗ trợ Việt Nam phát triển Montessori, từ ngày 24 - 26/5/2013, đoàn công tác của AMI do chủ tịch André Roberfroid và giám đốc điều hành Lynne Lawrence làm trưởng đoàn tới thăm và làm việc tại một số trường mầm non.

Ông André Roberfroid nhấn mạnh: “Chúng tôi quan tâm đến những đất nước đang phát triển như Việt Nam. Chuyến đi này thể hiện rằng chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ các trường học phát triển Montessori.”

Tiêu dùng & Dư luận - Hiệp hội Montessori quốc tế đến Việt Nam (Hình 2).

Chủ tịch AMI, ông André Roberfroid làm việc với cán bộ nhân viên trường Thần Đồng - Bright School

Trong khuôn khổ chuyến thăm, hôm qua đoàn công tác của AMI đã tới và làm việc với trường mầm non Thần Đồng - Bright School (Văn Quán, Hà Nội). Đây là một trong những trường mầm non tại Thủ đô đang ứng dụng thành công một phần của Montessori vào chương trình đào tạo.

Trước đó, Bright School có 6 giáo viên được cấp bằng Montessori của học viện Bokja, học viện nghiên cứu Montessori lớn nhất của Hàn Quốc. Trường Thần Đồng – Bright School cũng được biết đến là một trong những trường mầm non hiện đại nhất tại khu vực Hà Nội, với tổng diện tích lên tới 5000 m2.

Tiêu dùng & Dư luận - Hiệp hội Montessori quốc tế đến Việt Nam (Hình 3).

Giám đốc điều hành AMI, bà Lynne Lawrence làm toán cùng trẻ

Chứng kiến bé 5 tuổi đang thử làm một trò chơi toán học trong lớp, bà Lynne Lawrence chia sẻ: “Ban đầu bé đang thực hiện một thao tác đơn giản. Tôi đề ra một yêu cầu cao hơn. Khi bé làm theo, tôi không quan tâm bé làm đúng hay sai, mà để ý cách trẻ tư duy, suy nghĩ để hành động.”

Hiệu trưởng trường Bright School nói về những tác động tích cực của phương pháp Montessori đối với các em học sinh: “Mỗi bé sẽ chơi và học để biết tự buộc dây giày, phân biệt được lá hoa và rau cỏ trong vườn, yêu mến gà và thỏ, và bơi xa thêm sau mỗi mùa hè.”

Tiêu dùng & Dư luận - Hiệp hội Montessori quốc tế đến Việt Nam (Hình 4).

Mt phòng học của trường Thần Đồng - Bright School

Được biết, trong chuyến thăm này, đoàn AMI cũng sẽ tham dự hội thảo “Giới thiệu phương pháp Montessori với giáo dục mầm non” được tổ chức tại trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội.

Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục người Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. 

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại. 

Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên. Các hoạt động của học sinh mang tính tự xây dựng, tự do, không bị gò bó ép buộc.

Tiểu Phương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.