Hiệu lực của biển phụ giao thông đường bộ các tài xế cần lưu ý
Đồng Xuân Thuận
Thứ 3, 29/12/2020 14:42
0
Khi tham gia giao thông, không phải tài xế nào cũng nắm được các loại biển phụ giao thông đường bộ và ý nghĩa của các biển báo này.
Biển phụ là một trong 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ được quy định trong QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT. Nhiều tài xế nắm rõ được các loại biển phụ nhưng trong một số trường hợp lại không xác định được hiệu lực của biển, vì thế lúng túng trong việc tham gia giao thông.
Các loại biển phụ theo QCVN 41:2019/BGTVT
Một là, biển số S.501 "Phạm vi tác dụng của biển".
Hai là, biển số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu"
Ba là, biển số S.503 (a,b,c,d,e,f) "Hướng tác dụng của biển"
Bốn là, biển số S.504 "Làn đường".
Năm là, biển số S.505.
Sáu là, biển số S.506 "Hướng đường ưu tiên".
Bảy là, biển số S.507 "Hướng rẽ"
Tám là, biển số S.508 "Biểu thị thời gian".
Chín là, biển số S.509 "Thuyết minh biển chính".
Mười là, biển số S.510a “Chú ý đường trơn có băng tuyết” và Biển số S.510b “Chú ý đường sắt”.
Mười một là, biển chỉ dẫn tới địa điểm
Mười hai là, biển chỉ dẫn số lượng làn và hướng đi cho từng làn
Mười ba là, biển chỉ dẫn làn đường không lưu thông
Mười bốn là, biển báo phụ “Ngoại lệ”
Hiệu lực của biển phụ được xác định như thế nào?
Theo QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.
Biển S.507 được đặt trong trường hợp người tham gia giao thông khó nhận biết hướng rẽ của đường. Biển có thể đặt đồng thời hai biển ngược chiều nhau để chỉ hướng rẽ trái và rẽ phải, với độ cao đặt biển từ 1,2 m đến 1,5 m. Trường hợp cần dẫn hướng trong đường cong có thể sử dụng tiêu phản quang.
Trường hợp, biển phụ đứng cùng một biển chính. Thông thường, biển phụ thường đứng cùng một biển chính, đặt kết hợp với biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để người tham gia giao thông hiểu rõ.
Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng.
Khi biển phụ đứng cùng một biển chính thì hầu hết người tham gia giao thông đều dễ dàng hiểu rõ hiệu lực của loại biển này.
Trường hợp biển phụ đứng dưới nhiều biển chính. Biển phụ đứng dưới 2 hoặc nhiều biển chính là trường hợp khiến nhiều tài xế lúng túng, không biết biển phụ thuyết minh biển chính nào hay thuyết minh, bổ sung cho cả 2 (hay nhiều) biển chính.
Để biết chính xác, bạn đọc có thể tham khảo quy định dưới đây của QCVN 41:2019/BGTVT: "Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng".
Như vậy, nếu biển phụ đứng dưới 2 hoặc nhiều biển chính thì biển phụ sẽ thuyết minh cho biển chính bên trên gần biển phụ nhất.
Nếu muốn biển phụ thuyết minh, bổ sung cho nhiều biển báo chính thì biển phụ và biển báo chính được bố trí trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Hoàng Mai
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.