Đây là tình huống giả định kinh hoàng được tưởng tượng do tờ tạp chí Life vào thời điểm đó, khi mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Đức Quốc Xã dường như đã quá thật đối với nước Mỹ.
Được biết những giả định này được tạo ra trong những tháng sau trận Trân Châu Cảng, tập san được phát hành ngày 2 tháng 3 năm 1942 của tạp chí Life cho ra một loạt các tấm bản đồ trong đó chỉ ra các giả tưởng của chuyên gia về khả năng Hitler có thể thử xâm lược nước Mỹ.
Tờ tập san trên tạp chí Life
Mục đích của việc phát hành các giả tưởng này là nhằm tạo ra một cảnh báo tới những độc giả rằng nước Mỹ không chỉ là một “người quan sát” của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Các sơ đồ khác nhau cho thấy những phương án khác nhau mà người Đức đã có thể nghĩ tới để tiến hành các âm mưu, từ việc tiến hành một cuộc xâm chiếm qua Đại Tây Dương tới Bờ Đông đến việc ném bom giả tưởng lên kênh đào Panama trước khi phát động một cuộc tấn công phương Tây của Nhật Bản.
Những tấm bản đồ được tạp chí Life dựng nên sau khi theo dõi một bài báo của tác giả viễn tưởng khoa học Philip Wylie, người đã viết một tờ báo gây tranh luận tưởng tượng đến việc một nước Mỹ bị đánh bại trong cuộc chiến.
Vào thời gian đó khi quân Mỹ vừa mới lao vào vòng chiến, kẻ xâm lược đã nghĩ về một kế hoạch rất thực tế. Kể từ năm 1939 cuộc chiến ở Châu Âu bắt đầu sôi nổi. Cho đến năm 1942 lực lượng Khối trục Phát xít đã nắm được tầm kiểm soát các nước Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Na Uy, Nam Tư, Phần Lan, Hy Lạp, Lithuania, Latvia và Estonia cũng như các vùng của Liên Xô và Bắc Phi.
Trong khi đó, đồng minh của Đức Quốc Xã, quân Ý đã kiểm soát được các vùng Sicily, Ethiopia và Libya và người Nhật đã kiểm soát được một vùng lớn của Trung Quốc, Đông Nam Á và Indonesia.
Sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941, nước Mỹ đã phải thực sự đối mặt với một mối đe dọa mới từ những cường quốc thuộc Khối trục Phát Xít đang cố gắng xâm lược “quốc gia lớn nhất phương Tây”.
Được biết khi ấy, các tấm bản đồ này được công bố rộng rãi trên tạp chí Life, chỉ ra các kế hoạch chi tiết về cách thức người Đức Quốc Xã có thể tiến hành phối hợp với đồng minh của họ để xâm lược nước Mỹ.
Trong một phương án, người ta tưởng tượng đến tình huống quân Đức Quốc Xã phớt lờ quân Anh trước khi chiếm Iceland và tiến thẳng tới nước Mỹ qua quận St. Lawrence và các thung lũng Hudson.
Trong một phương án khác, theo dự kiến Quân Phát Xít sẽ tấn công Bờ Tây trước tiên, lực lượng Nhật chiếm lấy Trân Châu Cảng trước khi phát động các cuộc tấn công lên Seattle thuộc San Francisco và Los Angeles.
Sau đây là các sơ đồ và phương án tương ứng các chuyên gia đã giả định trên tập san phát hành ngày 2/3/1942 của tạp chí Life. Chú ý các đường đen một mình chỉ ra các hướng nghi binh còn các đường đen lẫn với các viền xám là các hướng tấn công chủ lực của lực lượng Đức Quốc Xã
Phương án 1: Đánh và tiến thẳng qua Đại Tây Dương
Một kịch bản tưởng tượng của tạp chí Life cho thấy, quân Đức xâm lược nước Mỹ từ Bờ Đông. Nhưng trước tiên, họ cần xóa sạch các hạm đội của người Anh, giải phóng vùng Vichy France đã bị chiếm đóng và các hạm đội của quân Ý tận dụng tối đa sự trợ giúp từ các nhà chuyên trách tạp chí thứ 5 ở nước Mỹ. Trong khi đó lần lượt các cuộc tấn công riêng lẻ sẽ được tiến hành trên các khu vực Seattle, San Francisco và LA._Nguồn Daily Mail
Phương án 2: Vòng qua các đảo
Theo những kế hoạch này, quân Đức Quốc Xã sẽ phát động một cuộc tấn công tổng lực lên khu vực Norfolk thuộc Virginia. Đầu tiên, người Đức sẽ gặp hạm đội thủy quân Jap và hợp với đoàn thủy quân này qua vùng Azores thuộc Madeira và Canaries._Nguồn Daily Mail
Phương án 3: Diễn tập quân sự trên nước cộng hòa Iceland.
Chiến lược này tưởng tượng một cuộc xâm lược quan Canada, qua quận, các thung lũng Hudson, qua Iceland sau khi đối đầu với hạm đội Anh._Nguồn Daily Mail
Phương án 4: Triệu tập Nhật Bản
Cuộc tấn công này từ phương Đông sẽ bắt đầu bằng một cuộc ném bom bất ngờ của người Nhật lên kênh đào Panama, tiếp theo đó đổ bộ lên Ecuador_Nguồn Daily Mail
Phương án 5: Thăm lại Trân Châu Cảng
Kế hoạch này kêu gọi một cuộc tấn công trước mặt lên Bờ Tây vòng qua Trân Châu cảng. những tàu chuyên chở quân Nhật và quân Đức đầu tiên sẽ cập bến ở các đảo Hawai ngoài khơi, thành lập các căn cứ không quân và tới gần vùng Oahu. Khó khăn hơn là việc phải đi qua một đoạn đường biển để đến San Francisco
Lê Thúy ( Theo Daily Mail)