Hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo thương mại: Tôn vinh hay hạ thấp?

Hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo thương mại: Tôn vinh hay hạ thấp?

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 4, 07/02/2018 07:00

Sự việc Vietjet Air tổ chức diễn bikini đón đoàn U23 Việt Nam gây xôn xao dư luận, và dấy lên tranh cãi xung quanh chuyện sử dụng hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo thương mại.

Trong một quảng cáo về xe Audi cũ trên thị trường Trung Quốc, một cặp đôi đang tiến hành hôn lễ, bà mẹ chồng bất ngờ tiến lên lễ đài bóp tai, mũi, thậm chí vạch miệng cô dâu để kiểm tra. Kèm theo đó là dòng slogan: "Quyết định quan trọng cần thực hiện một cách kỹ lưỡng" - ngụ ý so sánh việc mua xe cũ của Audi với việc lấy vợ. Audi sau đó gần như bị tẩy chay khỏi thị trường này do đoạn quảng cáo phân biệt giới tính.

Ở một quảng cáo khác, một video quảng cáo sản phẩm chăm sóc tóc của hãng mỹ phẩm Shea Moisture làm dậy sóng dư luận. Cô gái trong đoạn video kể về việc mình đã bị nhạo báng trong nhiều năm trời chỉ vì có mái tóc xoăn đặc trưng của người da màu. Ngay lập tức, cộng đồng mạng đã phản đối video này, khiến hãng phải lên tiếng xin lỗi chỉ sau vài giờ. Doanh thu của Shea Moisture sau đó cũng sụt giảm nghiêm trọng do các phụ nữ da màu vốn chiếm lượng lớn trong số khách hàng của dòng sản phẩm này.

Văn hoá - Hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo thương mại: Tôn vinh hay hạ thấp?

Đoạn quảng cáo của Audi sử dụng hình ảnh phụ nữ so sánh như một món hàng. (Ảnh: Internet).

Ngay tại Việt Nam, những ngày gần đây, hình ảnh các tuyển thủ U23 Việt Nam được đón tiếp bằng màn biểu diễn của những cô gái mặc bikini trên chuyến bay dành riêng của hãng Hàng không Vietjet Air (VJA) đã khiến công chúng phản đối kịch liệt. Ngay sau đó, phía đại diện của hãng Hàng không VJA lên tiếng xin lỗi. Nhưng lời xin lỗi này tiếp tục bị  lên án mạnh mẽ vì cách xin lỗi thiếu chân thành, biện hộ vụng về cho chiêu PR, ăn theo của họ.

Đây không phải là lần đầu tiên hãng Hàng không VJA tổ chức sự kiện biểu diễn bikini trên chuyến bay. Trước đó, VJA bị phạt 20 triệu đồng về hành vi tổ chức sự kiện biểu diễn bikini trên máy bay nằm ngoài phạm vi khai thác, vi phạm các quy định về an toàn bay. Không dừng ở đó, hãng hàng không này còn nhiều lần tổ chức những màn biểu diễn với trang phục mát mẻ.

Nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu xã hội nhận định việc VJA đem các cô gái và hình thể của họ ra để chào mừng U23 Việt Nam là vật thể hoá con người.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nga – chuyên gia giáo dục truyền thông của viện Nghiên cứu con người chia sẻ cảm xúc ngay sau khi nhìn thấy hình ảnh phản cảm trên chuyến bay VJA đón cầu thủ U23 về nước: “Tôi như cảm thấy bị tát vào mặt, phẫn nộ, bản thân cảm thấy bị xâm hại”.

Còn bà Nguyễn Phương Mai - PGS đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam (Hà Lan) cảm thấy khá sốc nhưng không phải do màn biểu diễn của hãng Vietjet mà bởi lời lẽ mọi người dành cho người mẫu.  “Tôi cảm thấy đau lòng bởi có cả những người bênh vực phụ nữ, chiến đấu cho phụ nữ, giải phóng cho phụ nữ, bản thân mình là phụ nữ biết đó là lỗi do Vietjet nhưng vẫn dùng lời lẽ cay đắng, độc ác dành cho những cô người mẫu”, bà Phương Mai nói.

Bà Phương Mai đặt câu hỏi: Tại sao lại dùng những từ ngữ xúc phạm, đau đớn nhất cho những cô người mẫu? Trong khi mọi người nhận biết được vấn đề, họ chỉ là những người làm thuê đi làm một công việc.

“Nếu như biết họ là nạn nhân tại sao còn giập cho nát vùi cho tan. Đổ lỗi cho nạn nhân như kiểu cô bị hiếp vì cô mặc váy ngắn, cô bị cướp bởi cô đi xe đắt tiền. Tôi cảm thấy buồn vô cùng khi chính chúng ta, những người đang đấu tranh cho phụ nữ thấy “Thúy Kiều bị đẩy vào lầu xanh” còn thêm cạo đầu bôi vôi. Đấy là điều tôi cảm thấy đau đớn trong sự việc lần này”, bà Phương Mai chia sẻ.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.