HLGVN kiểm tra công tác thực hiện đề án pháp luật tại miền Tây

HLGVN kiểm tra công tác thực hiện đề án pháp luật tại miền Tây

Bùi Ngọc Điệp

Bùi Ngọc Điệp

Thứ 6, 21/10/2016 15:45

Đoàn công tác Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) vừa có buổi làm việc tại một số tỉnh miền Tây về đề án ‘Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý’.

Theo đó, từ ngày 20 đến 22/9, đoàn công tác HLGVN có 3 buổi làm việc với đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và cùng một số sở, ban ngành liên quan ở địa phương nhằm đánh giá kết quả 4 năm thực hiện đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 – 2016”.

Đồng chí Dương Thành Bắc – Phó Chủ tịch HLGVN, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước, nguyên Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng làm trưởng đoàn công tác; cùng các thành viên của HLGVN gồm: bà Nguyễn Thị Sơn – Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Phó Tổng thư ký HLGVN, Viện trưởng viện Khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế; bà Võ Thị Kim Hồng – Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương HLGVN, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Văn Tuân – Phó Trưởng Ban Nghiên cứu, xây dựng và phổ biến pháp luật (NCXDPBPL) và ông Lê Hoàng Linh – Ban NCXDPBPL.

Tin nhanh - HLGVN kiểm tra công tác thực hiện đề án pháp luật tại miền Tây

Toàn cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác HLGVN tại tỉnh Sóc Trăng (Ảnh Thanh Lâm).

Thông qua buổi làm việc này, HLGVN nghe Ban chỉ đạo đề án tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long báo cáo những thuận lợi, khó khăn và kết quả thực hiện đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 – 2016” trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Hội Luật gia tỉnh Tiền Giang, chỉ tính trong năm 2014 – 2015, ban chỉ đạo đã phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng nghìn lượt người dự. Hội luật gia cơ sở đã tiến hành xây dựng được mô hình xã hội hóa phối hợp liên tịch với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, phát huy các mô hình sinh hoạt câu lạc bộ, “lồng ghép” tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả tốt.

Tin nhanh - HLGVN kiểm tra công tác thực hiện đề án pháp luật tại miền Tây (Hình 2).

Đồng chí Dương Thành Bắc phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh Thanh Lâm).

Tại Sóc Trăng, Ban chỉ đạo đề án cũng đã tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý về các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, hợp đồng,… trong cộng đồng dân cư tại 25 xã, phường trên địa bàn tỉnh, có 2.530 người dự, tư vấn trực tiếp trên 517 vụ, đạt 127% kế hoạch. Về công tác hòa giải, trong 3 năm hòa giải được 5.906 vụ, trong đó hòa giải thành 4.983 vụ,…

Tin nhanh - HLGVN kiểm tra công tác thực hiện đề án pháp luật tại miền Tây (Hình 3).

Đại diện Sở Tư pháp Vĩnh Long phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác HLGVN (Ảnh Thanh Lâm).

Riêng tỉnh Vĩnh Long, đến nay có 4 huyện Hội: Long Hồ, Bình Tân, Mang Thít, Vũng Liêm đã được UBND cùng cấp chấp thuận thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng ban hành kế hoạch và cấp kinh phí thực hiện đề án ở cấp mình. Đồng thời, các cấp hội đã tổ chức triển khai, tập huấn cho lực lượng báo cáo viên và tuyên truyền viên có 106 người dự,…

Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Dương Thành Bắc – Phó Chủ tịch HLGVN đánh giá cao những kết quả mà các tỉnh hội đạt được. Đồng thời, cần chú trọng đến những giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo và tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện nhiệm vụ tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, cần tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trong giai đoạn tới. Tuy vẫn còn khó khăn vướng mắc, nhưng cũng cần sớm từng bước tháo gỡ và vượt qua.

Tin nhanh - HLGVN kiểm tra công tác thực hiện đề án pháp luật tại miền Tây (Hình 4).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – Ngô Hùng thay mặt chính quyền địa phương bày tỏ cảm ơn Đoàn công tác HLGVN đã đến làm việc tại Sóc Trăng về đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 – 2016” (Ảnh Thanh Lâm).

Bà Nguyễn Thị Sơn – Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội cũng đánh giá cao những kết quả, bài bản, có lộ trình. Qua quá trình thực hiện cho thấy chủ trương chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Đảng, Nhà nước là vấn đề có tính chiến lược và có ý nghĩa lâu dài. Vì vậy, Hội luật gia các tỉnh cần nâng cao hơn nữa vai trò, sử dụng hội viên để tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý hiệu quả.

Thanh Lâm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.