Phát hiện tình cờ và khởi nguồn của nạn buôn nô lệ
Năm 1492, trong chuyến du ngoạn đến nước cộng hòa Dominica, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã vô tình phát hiện ra một loài cây có thân mập, đặc biệt có vị rất ngọt và mát. Columbus chưa từng thấy giống cây này trong các chuyến thám hiểm trước đây của ông nên cảm thấy rất tò mò về loại cây này. Người dân nơi đây gọi loại cây này là mía. Chính môi trường nhiệt đới ấm áp của Dominica là điều kiện rất tốt giúp mía phát triển mạnh.
Tinh thể đường sau khi được chiết xuất từ mía
Thực tế, Columbus không phải là người đầu tiên phát hiện ra cây mía. Những ghi chép lịch sử về mía cho biết, mía được phát hiện từ năm 510 trước Công nguyên. Thời đó, dưới triều vị vua vĩ đại Darius I, Đế quốc Ba Tư rất hùng mạnh. Khi chinh phạt Ấn Độ, ông đã thấy mía mọc um tùm, người dân Ấn Độ thường ép lấy nước của mía để tạo vị ngọt cho các món ăn. Sau khi được nếm thử nước mía, vua Darius I ghi lại: "Đúng là loại cây kỳ lạ. Nó có thể cho mật ong mà không cần một con ong nào". Vua Darius I đã ra lệnh cho quân lính mang số mía dại về tìm hiểu.
Tuy nhiên, do mía chỉ sinh trưởng ở những vùng có điều kiện thời tiết ấm ở những vùng nhiệt đới nên không có vị ngọt khi được trồng ở khu vực khác. Vua Darius I không biết điều này nên không trồng được giống cây "ngọt như mật ong", ông cho rằng loại cây này không thể trồng nên đã bỏ giống lại cộng hòa Dominica, nơi ông từng đi qua. Nhưng người dân ở nước cộng hòa Dominica không hề biết giống cây này là gì nên bỏ mặc cho mọc hoang, cho đến khi Columbus phát hiện ra giá trị thực sự của cây mía.
Sau này, Columbus đã mang giống mía về trồng trên các nước thuộc địa thuộc vùng biển Caribbean. Bắt đầu từ đây, mía được trồng rộng rãi trong các đồn điền trên vùng biển Caribbean, Nam Mỹ và các nước miền nam Châu Mỹ. Vào đầu thế kỷ 16, mía đã trở thành loài cây biểu trưng của các siêu cường quốc châu Âu. Người Bồ Đào Nha đã mua một ít giống cây mía đến Brazil và ngay sau đó, mía đường được trồng rộng rãi ở Anh, Hà Lan và các nước thuộc địa của Pháp như Barbados và Haiti.
Giữa thế kỷ 16, người Ấn Độ khám phá ra cách tạo ra tinh thể đường và từ đây, một cuộc cách mạng mới bắt đầu nổ ra. Các nhà khai phá nước Anh gọi đường là "vàng trắng" không chỉ bởi tính chất đặc biệt của nó mà còn vì lợi nhuận do đường mang lại. Lợi nhuận từ việc buôn bán đường lớn đến mức nạn buôn nô lệ ngày càng lan rộng. Hàng triệu nô lệ châu Phi đã bị bán vào Mỹ để làm việc trong các đồn điền mía, phục vụ cho các xưởng sản xuất đường.
Do lượng nô lệ châu Phi quá lớn nên các chủ đồn điền ở Anh liên tục sống trong lo lắng, sợ các cuộc nổi dậy của người nô lệ nên đã phải nhờ cậy đến sự bảo vệ của lực lượng vệ binh triều đình. Thậm chí, các cuộc chiến cũng bắt đầu nổ ra tranh giành kỹ thuật chế tạo thứ "vàng trắng" quý giá này. Không chỉ vậy, đường còn đưa các nước thuộc địa đi lên và có nền kinh tế độc lập.
Trong cuộc cách mạng nông nghiệp Hồi giáo, các công ty Ả Rập đã thực hiện kỹ thuật sản xuất đường của Ấn Độ và sau đó điều chỉnh và biến nó thành một ngành công nghiệp lớn. Ả Rập đã thành lập nhà máy đường và đồn điền lớn nhất đầu tiên trên thế giới.
Vào những năm 1540, sản lượng mía thu được tăng gấp đôi, đẩy ngành sản xuất đường trở thành ngành công nghiệp chính tại các nước châu Mỹ. Các cơ sở và nhà máy sản xuất đường liên tiếp mọc lên như đảo Santa Catarina có 800 xưởng sản xuất đường và bờ biển phía bắc Brazil, Demarara và Surinam có 2000 cái nữa.
Ước chừng có 3000 xưởng nhỏ được xây dựng trước năm 1550 ở Tân Thế Giới, tạo ra một nhu cầu lớn chưa từng có về bánh răng gang, đòn bẩy, trục xe và các thiết bị khác. Các nghề chuyên về chế tạo khuôn và luyện gang được phát triển ở châu Âu do sự bùng nổ về sản xuất đường. Như vậy, các nhà máy đường phát triển chính là giai đoạn mở đầu cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỷ 17 sau này.
Cây mía trước đây mọc như một cây cỏ dại
Giành độc lập nhờ... đường
Trong suốt ba thế kỷ, đường là thứ hàng hóa quan trọng nhất xuất khẩu ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ đường chiếm 1/3 nền kinh tế của các nước châu Âu. Khi công nghệ được cải tiến và đa dạng hơn, các sản phẩm phụ chế biến từ đường như mật, rượu rum và sô-cô-la đã giúp nhiều thương nhân trở nên giàu có.
Lợi nhuận từ ngành sản xuất đường lớn tới mức ngành kinh doanh sản phẩm này đã góp một phần không nhỏ giúp nước Mỹ mạnh lên và sau đó tách rời khỏi sự thống trị của Anh. Các nước thuộc địa giàu có nhanh chóng do xuất khẩu đường, đặc biệt là thuộc địa của Anh và Pháp đã giúp các nước này có mặt trên bản đồ châu Mỹ trong những năm 1700. Chính vì vậy, Anh đã mất đi 13 nước thuộc địa bởi quân đội Anh còn bận bảo vệ các đảo sản xuất đường. 13 thuộc địa này sau đó đã trở thành các nước độc lập và có nền kinh tế riêng, phát triển mạnh nhờ xuất khẩu đường.
Trong suốt thế kỷ 18, đường trở nên cực kỳ phổ biến và thị trường đường đã trải qua nhiều cuộc bùng nổ kinh tế. Do châu Âu đã thiết lập các xưởng sản xuất đường trên các đảo lớn hơn ở vùng biển Caribbean, giá đường cũng giảm xuống, đặc biệt ở Anh. Cuối thế kỷ 18, tất cả mọi thành phần trong xã hội đều trở thành khách hàng bình thường của một mặt hàng từng là quý giá. Đầu tiên, đường ở Anh dùng trong trà, nhưng sau đó kẹo và sôcôla trở nên cực kỳ phổ biến.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, việc sản xuất đường đã được cơ giới hóa nhiều hơn. Để sản xuất đường, động cơ hơi nước ra đời và lần đầu tiên được sử dụng trong các nhà máy đường ở Jamaica vào năm 1768, không lâu sau, hơi nước đã thay thế việc đốt lửa trực tiếp trong chế tạo đường. Có thể nói, đường chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp thực phẩm mà còn tác động cả vào các ngành công nghiệp khác.
Củ cải đường được dùng thay thế mía trong việc sản xuất đường
Cũng trong thế kỷ này, châu Âu bắt đầu thử nghiệm sản xuất đường từ các loại cây khác. Andreas Marggraf đã tìm thấy sucrose (chất tạo đường) trong rễ củ cải đường và học trò của ông, Franz Achard, đã xây dựng nhà máy sản xuất đường từ củ cải đường ở Silesia. Nền công nghiệp đường từ củ cải đường sau đó đã phát triển mạnh trong suốt chiến tranh Napoleon khi Pháp và phần lục địa châu Âu bị cắt nguồn cung cấp đường từ vùng biển Caribbean. Cho đến nay, 30% lượng đường được sản xuất từ củ cải đường.
Đường hóa học cũng là sự tình cờ Làm việc tại phòng thí nghiệm của Ira Remsen tại Đại học Johns Hopkins, nhà hóa học người Đức gốc Nga Constantine Fahlberg đã tình cờ phát hiện ra đường hóa học vào năm 1879 trong khi tổng hợp các chất hóa học khác. Sau khi thử nghiệm các chất có vị ngọt, lạ Fahlberg đã tìm ra chất làm ngọt saccharin (đường hóa học) và xin bằng sáng chế đường hóa học độc lập - một quyết định khiến cộng sự của ông là Remsen vô cùng giận dữ. Tuy nhiên, phát hiện này của ông cuối cùng cũng được cấp bằng sáng chế vào năm 1880. Mặc dù tính cẩu thả của Fahlberg bị coi là một "cơn ác mộng" đối với hầu hết các phòng thí nghiệm nhưng phát minh của ông đã tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng trong công nghiệp thực phẩm. Đường hóa học saccharin giúp con người có được những thực phẩm ngọt không đường, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường. Ngày nay, saccharin được dùng phổ biến trong nhiều loại sản phẩm ít calorie và không đường. |
An Mai (Theo Livescience)