Hỗ trợ DNNVV: 'Ngân hàng cần thay đổi khẩu vị rủi ro'

Hỗ trợ DNNVV: 'Ngân hàng cần thay đổi khẩu vị rủi ro'

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Hà

Thứ 4, 21/06/2017 09:05

Khối DNNVV chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, vốn mỏng và gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh.

“Luật mới chỉ là bước tiên khởi”

Sáng 12.6, với 83,50% (410/442) số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV – khối SME).

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được Quốc hội thông qua có 4 chương với 35 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Luật được thiết kế theo hướng các hỗ trợ trọng tâm chỉ tập trung cho 3 đối tượng doanh nghiệp, gồm DNNVV được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Chia sẻ với PV Người đưa tin, TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định: “Việc Quốc hội thông qua dự thảo luật hỗ trợ DNNVV là bước khởi đầu rất đáng hoan nghênh của Nhà nước để góp phần tạo bước đệm cho khối doanh nghiệp này có những bước phát triển đột phá”.

Tài chính - Ngân hàng - Hỗ trợ DNNVV:  'Ngân hàng cần thay đổi khẩu vị rủi ro'

 TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng

 

 

Theo bà, việc thẩm định cho vay khách hàng DNNVV có gì khác so với các doanh nghiệp lớn?

Theo đánh giá của các tổ chức tín dụng thì khách hàng SME thường có độ rủi ro cao hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp start up (doanh nghiệp khởi nghiệp – PV).

Thông thường, khi thẩm định tín dụng theo cách truyền thống, ngân hàng chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tài sản bảo đảm là bất động sản và quản trị rủi ro theo từng khoản vay rất kỹ càng. Thực sự, với những tiêu chuẩn cho vay theo cách tiếp cận truyền thống thì khách hàng SME khó có thể đáp ứng được. Phương án giải quyết nút thắt trên chính là ngân hàng cần thay đổi cách tiếp cận – tháo gỡ khó khăn từ chính khách hàng của mình.

Nói như thế nghĩa là việc cho vay DNNVV là bất khả thi?

Nếu không có hướng đi mới thay đổi đột phá từ phía ngân hàng thì trong tương lai doanh nghiệp SME sẽ thiếu hụt vốn sản xuất kinh doanh trầm trọng.

Bài toán đặt ra cho các ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phân khúc SME chính là phải điều chỉnh khẩu vị rủi ro, xây dựng phương pháp thẩm định chuyên biệt dành cho đối tượng doanh nghiệp SME dựa trên việc thấu hiểu nhu cầu và đặc thù hoạt động kinh doanh của DN SME. Đối với phân khúc SME, cần phải có biện pháp quản trị rủi ro theo tổng thể danh mục khách hàng SME thay vì thẩm định và quản trị rủi ro trên từng khoản vay như cách thức truyền thống hiện tại.

Hiện tại, nhiều khách hàng SME không tiếp cận được với tín dụng ngân hàng , trong khi đó ngân hàng hoàn toàn có thể thay đổi cách tiếp cận để cho vay doanh nghiệp SME với mức lãi suất thấp hơn và trên thực tế đối với doanh nghiệp SME mà nói thì vay tại ngân hàng sẽ an toàn hơn rất nhiều so với vay nóng từ các tổ chức cá nhân khác.

Các ngân hàng luôn nhận định thị trường SME vẫn đang bị bỏ ngỏ và đầy tiềm năng và lựa chọn phân khúc SME là chiến lược trọng tâm trong chiến lược phát triển bán lẻ của ngân hàng. Hơn nữa cùng với khung pháp lý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ - thời điểm này chính là lúc để các ngân hàng mạnh dạn đẩy mạnh phân khúc SME. Theo đánh giá của ABBank, nếu như tận dụng được cơ hội này, tỷ lệ cho vay đối tượng doanh nghiệp SME sẽ tăng nhanh trên tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.

Bản thân các ngân hàng cần thay đổi gì để có thế tham gia vào phân khúc đầy tiềm năng này?

Để giải quyết bài toán cho vay, ngân hàng phải tiếp cận một hướng đi mới, nghiên cứu thị trường, hành vi nhu cầu của doanh nghiệp SME, đối thoại và đi khảo sát thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đứng trên vai trò là đối tác của doanh nghiệp SME để lựa chọn phương án tiếp cận phù hợp, giải quyết khó khăn, khúc mắc.

Chúng ta đều biết nguyên nhân chính khiến DNNVV – đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận vốn vay do không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản không phù hợp, thông tin trên báo cáo tài chính không được kiểm toán.

Riêng với ABBank, chúng tôi đã dành thời gian hai năm để nghiên cứu dự án và xây dựng năng lực chuyên môn hóa để phục vụ nhu cầu chuyên biệt của phân khúc SME và chúng tôi vừa mới tung ra chuỗi sản phẩm mới được thiết kế dành riêng cho khách hàng SME. Về cơ bản, giờ đây các DNVVN đều có cơ hội tiếp cận vốn vay tại ABBank. Điều đặc biệt, các tiêu chí sản phẩm khá đơn giản, dễ hiểu, và chỉ cần Doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí sản phẩm sẽ được Ngân hàng sẽ cấp tín dụng với thời gian phê duyệt rút ngắn chỉ còn 5 giờ - thay vì hàng tuần như cách thẩm định truyền thống.

Việc có được một nguồn tín dụng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào có lợi ích rất lớn đối với Doanh nghiệp, giúp DN SME vượt qua những giai đoạn biến động tiền mặt nhất định, hoặc chớp lấy thời cơ kinh doanh hấp dẫn

Để đạt mục tiêu đạt 1 triệu DNVVN trước năm 2020 của Chính phủ, vai trò của Ngân hàng là rất lớn trong việc cung cấp vốn và giải pháp để các DN nhỏ có thể bổ sung vốn sản xuất, hoặc mở rộng kinh doanh. Đi kèm với đó, các dịch vụ cho đối tượng này cũng cần có sự đầu tư, đặc biệt là dịch vụ tư vấn. Trên thế giới đã có nhiều ngân hàng phát triển nhiều dịch vụ phi tài chính cho DNVVN như tư vấn kiến thức tài chính, kết nối giao thương hay mở các khóa học quản lý cho chủ doanh nghiệp để giúp các đối tượng này nâng cao năng lực và hồ sơ đi vay cũng trở nên uy tín hơn. Nhờ đó Ngân hàng có thể trở thành đối tác tin cậy của DNVVN và đóng góp vào sự bền vững của hệ sinh thái SME.

Xin cảm ơn bà!

Hoa Liên

Các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo luật gồm: (1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong 2 tiêu chí sau: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỉ đồng; tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỉ đồng. (2) Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.