Hoa cũng có tai để nghe nhạc đấy, đừng đùa!

Hoa cũng có tai để nghe nhạc đấy, đừng đùa!

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 23/07/2019 05:00

Hoa nghe tiếng ong vo ve sẽ cho mật ngọt hơn

Âm thanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tất cả sinh vật trên hành tinh này.

Trong giới động vật, nếu như bò nghe nhạc sẽ cho một sản phẩm thịt ngon, voi nghe nhạc sẽ dịu cơn tức, mèo nghe nhạc lim dim ngủ thì mới đây, người ta phát hiện hoa cũng có tai để nghe nhạc.

Ngạc nhiên chưa? Thực vật cũng cần âm thanh đấy!

Cộng đồng mạng - Hoa cũng có tai để nghe nhạc đấy, đừng đùa!

Đây là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv của Israel dẫn đầu bởi tiến sỹ Lilach Hadany. Công trình này đã chứng minh rằng hoa có thính giác!

Theo nghiên cứu đối với các bông hoa dạ anh thảo (Oenothera drummondii), khi được ong và bướm vây quanh, những bông hoa này sản xuất phấn hoa nhanh hơn, đồng thời hàm lượng đường trong phấn hoa được gia tăng đáng kể chỉ trong vòng 3 phút, nhiều hơn hẳn khi tiếp xúc với các sinh vật thụ phấn (ong, bướm…).

Cộng đồng mạng - Hoa cũng có tai để nghe nhạc đấy, đừng đùa! (Hình 2).

Hoa dạ anh thảo (Oenothera drummondii)

Mặc dù thực vật không có một đôi tai sinh học thì chúng vẫn có thể tương tác với âm thanh. Điều này cũng có nghĩa, hoa có thể phản ứng với các tần số âm thanh thích hợp. Tiếp đó, nhóm nhà khoa học này đã cho hoa nghe tiếp năm loại âm thanh khác nhau.

Được biết khi tiếp xúc nhóm với âm thanh tần số cao (158 đến 160 kHz) và tần số trung bình (34 đến 35 kHz), và im lặng, hoa ở trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, khi tiếp xúc tần số từ 0,2 đến 0,5 kHz và âm thanh tần số thấp tương đương (0,05 đến 1 kHz) thì hoa chợt "hưng phấn" tăng nồng độ đường trong mật từ 12% đến 20%.

Nhưng bên cạnh đó, Hadany thừa nhận rằng vẫn còn rất nhiều bí ẩn về khả năng này của hoa mà chưa được giải đáp.

Loài hoa nào "nghe" tốt hơn loài hoa nào? Cơ chế nghe của hoa như thế nào, phát hiện này sẽ đem lại những tác động gì đối với ngành sản xuất mật ong?

Cộng đồng mạng - Hoa cũng có tai để nghe nhạc đấy, đừng đùa! (Hình 3).

Hadany cho rằng, đây có thể cách các loài thực vật báo động cho nhau về sự xuất hiện của động vật ăn cỏ ngay khi nghe thấy âm thanh của chúng.

Các chuyện gia nhận định thực vật hoàn toàn có khả năng cảm nhận những tác nhân xung quanh chúng, và "đánh giá" xem các cây khác xung quanh có thể tham gia thụ phấn chéo được hay không.

Vậy sẽ không bất thường lắm nếu có một vài bạn ngồi trước hoa tâm sự, nhưng đừng nói xấu ai, biết đâu một ngày không xa, hoa có thể phát ra âm thanh biết nói!

Minh Anh (Theo IPB)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.