Nước chủ nhà Kazakhstan đang kỳ vọng kết quả của cuộc đàm phán lần thứ 4 ở Astana sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc hướng tới hòa bình ở Syria.
Các cuộc đàm phán gần đây của Astana nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột Syria có sự tham gia của Chính phủ Syria và phe đối lập, cũng như ba nước trung gian bảo lãnh cho lệnh ngừng bắn - Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ba vòng đàm phán đầu tiên đã đạt được những đồng thuận đầu tiên về một lệnh ngừng bắn dưới sự giám sát của ba nước nói trên.
Hòa đàm 4 lần này sự góp mặt của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Stuart Jones và các nhà quan sát quốc tế, bao gồm phái viên LHQ Staffan de Mistura và một đại diện của Jordan
Phái viên đặc biệt của Nga về Syria, Alexander Lavrentye, Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal và Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Jaberi Ansari cũng được xác nhận là tham dự cuộc hội đàm.
Chủ đề thảo luận về Astana 4 - sẽ là đề xuất của Nga với việc thiết lập các “vùng an toàn”, cách ly chiến sự giữa các khu vực leo thang dọc theo tỉnh Idlib, phía Bắc thành phố Homs, ở Đông Guta và phía Nam đất nước.
Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp riêng với các phái đoàn Nga và Iran, trong khi đại diện Chính phủ Syria đã không mặt Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc gặp với Iran, Nga và phái đoàn Liên Hợp Quốc.
Đau khổ đã kéo dài, cần chấm dứt bạo lực
Các cuộc đàm phán diễn ra một ngày, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó hai nhà lãnh đạo nhất trí "đau khổ ở Syria đã kéo dài và tất cả các bên phải làm mọi thứ có thể để chấm dứt bạo lực", theo tuyên bố của Nhà Trắng. Cùng với đó cả hai cũng nhất trí về việc thiết lập các “vùng an toàn” tại Syria.
Theo Sputnik, các nhà đàm phán tại Astana hôm 4/5 đã ký kết biên bản ghi nhớ về bốn “vùng an toàn” trên lãnh thổ Syria. Ban đầu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Kazakhstan cho biết những người tham gia đàm phán đã thông qua nội dung bản ghi nhớ. Sau đó tài liệu được các nước bảo lãnh gồm Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đặt chữ ký.
Tuy nhiên một số đại diện phe đối lập Syria đã phản đối và rời khỏi phòng đàm phán, nhưng phần lớn phái đoàn còn lại vẫn có mặt tham dự.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã đồng ý đề xuất thành lập các khu vực an toàn tại Syria. Đề xuất này cũng nhận được sự đồng thuận từ phía Liên Hợp Quốc, tuy nhiên nó đã vấp phải sự nghi ngại từ phía Mỹ.
Theo đó, Nhà Trắng mặc dù ủng hộ việc thiết lập vùng an toàn ở Syria song vẫn muốn biết thêm chi tiết về phương án này, bên cạnh việc không hoàn toàn hài lòng với sự tham gia của Iran cũng như chính quyền Damacus.
Đầy những chông gai
Hiện nội dung của bản ghi nhớ vẫn chưa được Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran công bố. Tuy nhiên theo Reuters, đại diện của phe đối lập đã lên tiếng phản ứng khi cho rằng Nga đang muốn chia cắt lãnh thổ Syria.
“Chúng tôi muốn Syria đảm bảo chủ quyền lãnh thổ của mình”, đại diện phe đối lập Osama Abu Zaid phát biểu sau khi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ký kết bản ghi nhớ lập nên vùng an toàn. “Chúng tôi phản đối bất kỳ các hành động chia cắt Syria. Còn về thỏa thuận giữa ba nước, chúng tôi không bao giờ chấp thuận chừng nào Iran còn là quốc gia bảo lãnh”.
Đọc thêm>>> Infographic: Những phát ngôn 'dậy sóng' của TT Trump về Triều Tiên
Quốc Vinh