Hóa giải thâm thù bảy thế kỷ giữa hai dòng họ xứ Mường

Hóa giải thâm thù bảy thế kỷ giữa hai dòng họ xứ Mường

Thứ 5, 27/12/2012 23:48

Nhờ có sự tác động của PV báo Người đưa tin, hai người trưởng của hai dòng họ đối địch đã gặp nhau

Mặc dù chuyện cũ đã qua, nhưng những ám ảnh về truyền thuyết trên vẫn còn trong hậu thế. Vô hình, câu chuyện đã tạo nên một rào cản vô hình dẫn đến sự rạn nứt tình cảm giữa hai dòng họ. “Bây giờ thanh niên của hai dòng họ có ngồi uống rượu cùng mâm nhưng rất ngạo nói chuyện với nhau, nói chuyện về việc yểm bùa chúa ngày xưa của các cụ”, anh Bùi Văn Thuận ở xóm Khuyển, xã Bảo Hiệu cho biết.

Pháp luật - Hóa giải thâm thù bảy thế kỷ giữa hai dòng họ xứ Mường

Hai họ tranh nhau đặt mộ trên thế đất ''đầu rồng''

Đến bây giờ, hậu duệ của dòng họ Quách Công và Quách Ngọc vẫn tranh nhau đặt mộ tổ của mình ở khu Đống Thả. Họ vẫn cho rằng đấy là cái “đầu rồng”, liên quan đến Long Mạch. Sau nhiều cuộc cãi vã suốt các phiên họp ở xã, bên nào cũng nhận đó là đất tổ của dòng họ mình. Mặc dù không có cuộc ẩu đả nào xảy ra nhưng sự tranh chấp ấy đã khiến tình làng nghĩa xóm bị ảnh hưởng. Thậm chí, nhiều người trong xóm thuộc hai dòng họ còn không nhìn mặt nhau. Cuối cùng chính quyền đã khuyên giải và cho hai dòng họ đặt mộ tổ cùng ở mảnh đất đó.

Ông Quách Công Tiễn cho biết, cho dù dòng Quách Công và Quách Ngọc có mâu thuẫn nhưng vẫn chung một họ Quách, chung một dân tộc Mường. Sau này, con cháu đã nhận thức được những điều đó. Họ đã sống hòa thuận với nhau hơn ngày trước.

Chúng tôi khá khó khăn mới thuyết phục được ông Quách Công Tiễn (trưởng họ Quách Công) tìm đến người gặp ông Quách Ngọc Trù (trưởng họ Quách Ngọc). Mặc dù ông nhận lời nhưng chúng tôi vẫn thấy nét ngần ngại trên khuôn mặt người trưởng họ Quách Công. Ông Tiễn bảo: “Anh vào một mình nhé. Chúng tôi ngại gặp nhau lắm!”. Chúng tôi thuyết phục mãi ông Tiễn mới chịu mạnh dạn bước vào. Trước mặt chúng tôi là ông Trù, người đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”. Ông bị bệnh não. Cơ thể ông ốm đau lại thêm tuổi cao sức yếu nên lúc nhớ, lúc quên. Cuộc đối mặt của hai ông trưởng họ của hai dòng họ đối địch nhau mấy thế kỷ nay đã làm chúng tôi không thể cầm lòng. Ai biết được rằng, trước đó hai người từng là bạn học. Tuy nhiên, vì mối thâm thù trong truyền thuyết họ ít khi tiếp xúc với nhau. Những ân oán, lời nguyền bí hiểm và bao nỗi oan nghiệt không thể nói thành lời. Trong suốt cả buổi nói chuyện cũng chỉ là tiếng thở dài: “Chuyện đã lâu lắm rồi mà”.

Trao đổi với PV, một vị cán bộ xã Bảo Hiệu cho biết: Chúng tôi đã xác nhận với hai dòng họ rằng lời nguyền đó chỉ là những đồn đại từ bao đời. Nó minh chứng cho một thời kỳ mông muội, khi khoa học còn chưa phát triển, dân trí còn thấp. Trước đây, họ không có cách giải quyết vấn đề nên mới nghĩ ra một thế lực “siêu nhiên”. Chính sự mê muội của lòng người là thứ đẻ ra mê tín dị đoan như ma quỷ, bùa mê, tà chú… Hi vọng khi dân trí được nâng cao sẽ không có hiện tượng tuyên truyền mê tín dị đoan như thế này nữa.

Cứ có gỗ lạ xuất hiện là đổ cho bị yểm bùa?

Cũng theo vị cán bộ xã Bảo Hiệu, việc thả khúc gỗ xuống con mương không thể yểm được bùa. Do người dân mê tín mà tưởng tượng ra những chiêu trò để hại nhau. Sau một thời gian dài đằng đẵng, một khúc gỗ bình thường nổi lên là chuyện thường gặp. Chưa ai có thể kiểm chứng được khúc gỗ mà học Quách Công vớt được có phải là vật để yểm bùa hay không. Hơn nữa, ở dưới đất có bao nhiêu khúc gỗ lớn. Chẳng lẽ cứ có gỗ lạ nôi lên là đổ cho yểm bùa. Còn nói là cả họ không có người làm quan do yểm bùa quả thật là sự việc buồn cười. Việc đậu đạt trong các kỳ thi là do tài năng của mình chứ không thể đổ lỗi cho các nguyên nhân khác.

Hoàng Thế Tào


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.