Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ

Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ

Hữu Việt Tâm

Hữu Việt Tâm

Thứ 2, 06/06/2022 06:00

Nhờ đôi bàn tay khéo léo, lòng đam mê hiếm có, Nghệ nhân trẻ Sơn Oành Đết đã tạo ra những công trình kiến trúc hay tác phẩm điêu khắc mang đậm nét văn hóa Khmer.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ

Nhà sư Sơn Oành Đết năm nay 30 tuổi, quê ở Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 17 tuổi, sư Đết bắt đầu tu học tại chùa Monivongsa Bopharam, phường 1, Tp.Cà Mau. Sau một thời gian, sư Đết bắt đầu đi học giáo lý Phật và chương trình phổ thông tại chùa Ghositaram ở tỉnh Bạc Liêu.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 2).

Từ nhỏ, nghệ nhân Sơn Oành Đết đã đam mê nghề vẽ và điêu khắc. Trong thời gian học tại chùa Ghositaram, nhà sư học hỏi và tập tành làm theo các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm về vẽ và điêu khắc hoa văn, pho tượng tại chùa.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 3).

Từ đó, nhà sư trẻ Sơn Oành Đết nhanh chóng tiến bộ và thành công trong nghề điêu khắc hoa văn Khmer, được đồng bào phật tử Khmer công nhận tài năng. Hiện nay, tay nghề của sư Đết được nhiều người biết đến và mời về làm tại một số chùa trong và ngoài tỉnh.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 4).

Những sự tích về Đức Phật trên bức tường của ngôi chánh điện chùa Cao Dân, xã Tân lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau với gần 100 tác phẩm, lớn nhỏ đều do đôi bàn tay khéo léo của sư Đết thực hiện.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 5).

Theo chia sẻ của nghệ nhân Sơn Oành Đết, đắp tượng thờ trong các ngôi chùa là nghề mang tính nghệ thuật truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Trong quá trình đắp tượng, các nghệ nhân đều dựa vào quy trình cổ điển dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 6).

Với cách đắp tượng trực tiếp, các nghệ nhân phải căn cứ vào đặc thù của khí hậu, thời tiết, môi trường từng nơi để áp dụng kỹ thuật pha trộn chất liệu. Quá trình thi công đắp tượng được kiểm tra chặt chẽ để bảo đảm các bức tượng được đắp không bị rạn nứt, bền vững, giữ gìn được lâu dài.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 7).

Các tượng Phật Thích Ca trong ngôi chánh điện, được đắp và trang trí rất công phu.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 8).

Sư Sơn Oành Đết luôn nghiên cứu những phương pháp mới, lạ để nâng cao chuyên môn.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 9).

Ngoài việc đắp khắc hình tượng trên những bức tường, nghệ nhân Sơn Oành Đết còn làm khuôn hoa văn truyền thống Khmer để dán vào cột chùa.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 10).

Bằng nghệ nhân hoa văn Khmer của sư Sơn Oành Đết.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 11).

Ngoài điêu khắc hoa văn và đắp tượng, nghệ nhân Sơn Oành Đết còn có tài vẽ hoa văn trên chiếc ghe ngo được nhiều người biết đến.

Văn hoá - Hoa văn Khmer qua đôi bàn tay khéo léo của nhà sư trẻ (Hình 12).

Không những thế, Nghệ nhân Sơn Oành Đết còn tạo ra những sản phẩm  mão, mặt nạ của người Khmer. Loại này thường được sử dụng trong những dịp lễ, tết truyền thống như: Tết Chol Chnam Thmay, lễ hội Ok-Om-Bok, lễ Sel-Đôn-Ta… hay được trình diễn trong các loại hình nghệ thuật truyền thống Khmer như: múa Rô băm, múa Chhay dăm, hát Aday, hát Dù kê...

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.