Hoàn thiện dự thảo luật trợ giúp pháp lý: Lợi cho nhóm người yếu thế

Hoàn thiện dự thảo luật trợ giúp pháp lý: Lợi cho nhóm người yếu thế

Đỗ Thị Huệ

Đỗ Thị Huệ

Thứ 4, 05/04/2017 10:06

Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện dự thảo luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) sẽ đặc biệt có ý nghĩa đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội.

Ngày 21/3, tại Hà Nội, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ban quản lý dự án VUSTA- Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức hội thảo “Tham vấn ý kiến cộng đồng về dự thảo luật Trợ giúp pháp lý” nhằm thảo luận về các rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các nhóm dễ bị tổn thương trong phòng, chống HIV/AIDS và thu thập các ý kiến của cộng đồng về dự thảo luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi)

Xã hội - Hoàn thiện dự thảo luật trợ giúp pháp lý: Lợi cho nhóm người yếu thế

Các đại biểu góp ý vào dự thảo luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).

Chủ trì hội thảo có luật sư Dương Đình Khuyến, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; ông Phạm Văn Tân, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam; ông Phạm Quý Tỵ, nguyên Thứ trưởng bộ Tư pháp cùng các chuyên gia, đại diện một số bộ, ngành liên quan…

Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, giai đoạn 2011-2015, đã phát hiện hơn 2.200 vụ mua bán người, với 3.300 đối tượng, lừa bán gần 4.500 nạn nhân, so cùng thời gian trước tăng 11,6% tổng số vụ.

Trong 8 năm thi hành luật Trợ giúp pháp lý, kết quả thực hiện những vụ việc trợ giúp pháp lý, từ 1/1/2007 đến hết tháng 12/2014 các tổ chức thực hiện trên cả nước được 920.292 vụ việc, trong đó chia theo hình thức gồm 51.408 vụ việc tham gia tố tụng, 856.218 vụ việc tư vấn pháp luật, 1.030 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, 1.711 vụ việc hòa giải và 5.870 vụ việc khác. Tổng số lượt người được trợ giúp pháp lý sau 8 năm là 987.949 đối tượng, trong đó có 1.398 người là nạn nhân của tội phạm mua bán người.

Theo ông Dương Đình Khuyến, việc hoàn thiện dự thảo luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) đặc biệt cần thiết đối với các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội như những nạn nhân trong các vụ mua bán người, những người có H., phụ nữ "lao động tình dục", người đồng tính, người nghiện ma túy… Ngoài ra, những người này để đến được với dịch vụ hỗ trợ pháp lý mà họ không thuộc đối tượng được trợ giúp theo dự thảo luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) vẫn là nhóm còn khó khăn.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình mua bán người diễn biến phức tạp cũng như việc người có H. đang gặp những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý. Việc quy định rõ ràng trong Luật sẽ giúp những nhóm người này dần tháo gỡ những vướng mắc của mình.

Theo các chuyên gia, những người là nạn nhân trong các vụ mua bán người sau khi được giải cứu hoặc thoát ra được thường gặp những khó khăn về kinh tế, thiếu hiểu biết về pháp luật, mặc cảm xa lánh mọi người… do vậy rất cần sự trợ giúp pháp lý. Những người này khi được trợ giúp pháp lý sẽ giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng, nhanh chóng khắc phục những khó khăn về kinh tế, xóa đi mặc cảm của bản thân, hỗ trợ học nghề, tư vấn tâm lý, khám chữa bệnh miễn phí cho các nạn nhân bị lừa bán, bố trí công ăn việc làm để họ sớm ổn định cuộc sống. Ngoài ra, nạn nhân trong các vụ việc mua bán người sau khi được trở về nhà có thể sẽ là người bị hại trong vụ án hình sự hoặc là đương sự trong các vụ án dân sự. Do vậy, họ rất cần đến các luật sư, trợ giúp viên pháp lý giúp họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Riêng với những người có H., khi muốn tiếp cận được dịch vụ trợ giúp pháp lý còn nhiều khó khăn bởi vì họ gặp những rào cản là sự mặc cảm, tự ti của chính họ, thủ tục pháp lý như phải xuất trình kết quả xét nghiệm HIV dương tính và đến trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước hoạt động trong khu hành chính công, nơi mà họ ngại đến vì sợ lộ danh tính. Người có H. cũng thường gặp những khó khăn về giấy tờ tùy thân, không có hộ khẩu, gặp nhiều rào cản về chính sách bảo trợ xã hội…

Việc trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV là một chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, giúp họ tự vượt qua được những tự ti của bản thân cũng như giúp xã hội thay đổi cách nhìn kỳ thị còn tồn tại trong một bộ phận người dân đối với những người có H..

Đ.Huệ

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.