Các nhà phân tích Trung Quốc nói với tờ Sputnik rằng vụ việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga của phương Tây đã chứng minh rằng tâm lý Chiến tranh Lạnh vẫn chưa trở thành một vấn đề của quá khứ.
Mặc dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc cách đây 27 năm nhưng có những quốc gia vẫn bị mắc kẹt trong di sản xưa cũ - ông Yao Peisheng, một nhà ngoại giao Trung Quốc từng là đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan (1999-2003) và Ukraine (2003-2005), bình luận về cáo buộc của Anh trong vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal.
"Cách tiếp cận này đã dẫn tới sự hỗn loạn lớn trên thế giới. Trung Quốc luôn tìm cách giải quyết những khác biệt và mâu thuẫn thông qua đối thoại trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế ... Bất kỳ cách nào khác sẽ không mang đến lợi ích gì", Peisheng nêu quan điểm.
Hơn 25 quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada, Australia và các nước thành viên EU, đã trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga như một động thái ủng hộ lời kêu gọi của Anh sau khi London đổ lỗi vụ việc cho phía Moscow.
"Trước hết, sự việc này cho thấy cách tiếp cận thù địch của phương Tây đối với Nga", Yang Mian, nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế tại Học viện Truyền thông Trung Quốc, cho biết.
Chuyên gia Trung Quốc không loại trừ phương Tây đã thống nhất từ trước để cùng với Anh tiến hành một đòn tấn công ngoại giao chống Nga.
"Ngay từ đầu, Nga đã đề xuất tiến hành một cuộc điều tra chung với trường hợp của Skripal, tuy nhiên, nước Anh đã nhanh chóng tuyên bố rằng Nga phải chịu trách nhiệm về vụ việc”, ông nói thêm.
Yang nêu quan điểm rằng những nước phương Tây không hài lòng với chiến thắng của ông Vladimir Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018 đã viện cớ để tiếp tục gây áp lực lên Nga.
Theo các nhà phân tích, phương Tây nhận ra rằng họ không có khả năng phá hoại uy tín của bầu cử Nga, bởi vậy các nước này đã sử dụng vụ đầu độc của Skripal như là một lý do để lên tiếng bất bình, hỗ trợ lực lượng đối lập Nga và làm tổn hại danh tiếng quốc tế của đất nước này.
Mỹ, EU ngăn chặn sự “hồi sinh" của Nga
Theo các nhà phân tích Trung Quốc, một số quốc gia phương Tây có thể sử dụng vụ việc để biện minh cho việc tẩy chay World Cup 2018 tại Nga: "Cho dù đó là Thế vận hội mùa Hè, mùa Đông, hay World Cup, họ luôn muốn tìm ra lý do để phản đối Nga", ông nhận xét.
"Mỹ cũng thể hiện thái độ chống Nga", Yang nói tiếp. Mặc dù Tổng thống Donald Trump hy vọng rằng mối quan hệ Nga-Mỹ có thể được cải thiện nhưng ông không thể không theo quyết định chung của phương Tây.
Ông nhớ lại rằng Mỹ và các nước châu Âu đã chọn Nga làm mục tiêu của họ nhiều lần trước, đặc biệt là sau Cách mạng Euromaidan năm 2014 ở Ukraine. “Họ đang tìm cách ngăn chặn sự hồi sinh của Nga”, Yang cho biết.
Trong quan điểm của mình, Bắc Kinh lên án quyết định của các nước phương Tây trong việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga là một minh chứng cho tâm lý Chiến tranh Lạnh.
"Chúng tôi tin rằng trường hợp cần được xử lý dựa trên thực tế và thông qua đối thoại giữa Nga và Anh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 27/3.
"Chúng tôi tin rằng các quốc gia có liên quan nên từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và tiến tới đối thoại thay vì đối đầu để duy trì hoà bình và ổn định toàn cầu".
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu phê phán hành động trục xuất do Anh dẫn đầu là “hành vi thô thiển”.
Các cường quốc phương Tây có thể "tuyên án"một quốc gia nước ngoài mà không tuân thủ và theo các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”, tờ báo nhấn mạnh.
Trong bài xã luận của mình, tờ Thời báo Hoàn cầu chỉ ra rằng: “Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, không một quốc gia phương Tây nào dám khiêu khích như vậy, nhưng ngày nay nó được thực hiện một cách dễ dàng không kiềm chế. Hành động đó không khác gì một hình thức bắt nạt của phương Tây, đe dọa hòa bình và công lý toàn cầu”,