Học sinh bị đánh hội đồng sẽ ảnh hưởng tâm lý như thế nào?

Học sinh bị đánh hội đồng sẽ ảnh hưởng tâm lý như thế nào?

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 6, 31/08/2018 14:00

TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Nếu đúng giáo viên xúi học sinh đánh nhau thì các cô giáo đang vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp. Hơn nữa, trẻ bị đánh hội đồng sẽ dẫn đến trầm cảm, sợ sệt và ảnh hưởng lớn đến tinh thần”.

Những ngày vừa qua, dư luận vẫn hết sức bàng hoàng trước câu chuyện của một phụ huynh khi con đi học mầm non và bị các bạn khác đánh hội đồng ngay trước mặt cô giáo.

Nguyên nhân được cho là em học sinh đã cắn một bạn trong lớp nên cả lớp “đánh hội đồng” em này. Sự việc này đã nhanh chóng lan truyền và được ban Giám hiệu nhà trường cũng như các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Tuy nhiên nhiều người vẫn tỏ ra bức xúc khi xem đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội. Có người còn đặt câu hỏi, những cô giáo xuất hiện trong clip sẽ bị xử lý như thế nào? Và em học sinh bị đánh liệu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần?

Trước vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đã có những chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết: “Trước hết chúng ta cần nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và có 2 khả năng xảy ra. Với trường hợp vì học sinh quá đông, các cô giáo không để ý nên mới để học sinh va chạm với nhau mà không biết thì chúng ta có thể chia sẻ và thông cảm được.

Nhưng nếu các cô giáo nhìn thấy hơn chục trẻ đánh một em, hoặc các em học sinh đánh nhau trong lớp học mà không can thiệp kịp thời, không giáo dục thì đấy là một lỗi rất lớn. Chưa kể, nếu có chuyện các cô xúi giục học trò đánh nhau thì còn vi phạm nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp. Tôi nghĩ, ai vi phạm cần nghiêm khắc trừng phạt để những người sau lấy đó làm bài học kinh nghiệm”.

Gia đình - Học sinh bị đánh hội đồng sẽ ảnh hưởng tâm lý như thế nào?

Hình ảnh được cho rằng trẻ mầm non bị đánh hội đồng.

Theo vị chuyên gia này, hiện nay, việc cần làm cấp thiết nhất chính là hạn chế bạo lực đối với trẻ em trong ngành giáo dục cũng như ngoài xã hội. Trẻ em bạo lực với trẻ em thì khó khắc phục, nhưng người lớn có bạo lực với trẻ em thì chúng ta có thể làm được và thực hiện tốt.

“Việc để bạo lực xảy ra ở mọi lứa tuổi đều là gương xấu đối với trẻ em. Những em bị bắt nạt dễ bị trầm cảm, xa lánh bạn bè, luôn sống trong sợ hãi và mãi mãi thiếu tự tin trước cuộc đời. Đối với những em chuyên đi bắt nạt các bạn khác, không được giáo dục sẽ thành người “cầm đầu” trong việc bạo lực, không sợ bất cứ điều gì, hễ xảy ra chuyện gì là sử dụng bạo lực, dùng chân lý “sức mạnh” để bắt nạt kẻ yếu hơn. Khi để xảy ra bạo lực thì trẻ bị đánh sẽ ảnh hưởng rất nhiều, còn trẻ đánh bạn cũng có hại”, TS. Nguyễn Tùng Lâm phân tích.

Vị chuyên gia này một lần nữa khẳng định, khi nhìn nhận rõ 2 khía cạnh đã phân tích  trên để chúng ta tìm mọi cách hạn chế tối đa vấn đề bạo lực xảy ra với trẻ tại nhà trường. Muốn giải vấn đề này thầy cô phải có trách nhiệm cao, có phương pháp giáo dục học sinh, ngăn chặn từ sớm. Ngay như học sinh mầm non cũng phải dạy các em biết thân thiện, yêu quý bạn bè từ nhỏ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.