Học sinh cấp 3 sáng chế máy làm chè "4 trong 1" điều khiển bằng smartphone

Học sinh cấp 3 sáng chế máy làm chè "4 trong 1" điều khiển bằng smartphone

Vũ Thị Thủy Tiên

Vũ Thị Thủy Tiên

Thứ 7, 09/03/2019 21:22

Đó là một trong 252 dự án góp mặt trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2018 - 2019 khu vực phía Bắc vừa được khai mạc chiều nay (9/3) tại trường THPT Hà Nội – Amsterdam.

image

Khai mạc cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học khu vực phía Bắc

Tham dự lễ khai mạc cuộc thi, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách vụ Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên đánh giá: “Năm nay, các khu trưng bày sản phẩm của học sinh trung học tăng cả số lượng và chất lượng. Tôi ấn tượng với hai dự án.

Đầu tiên là máy chăm sóc và thu hoạch chè tự động của trường THPT Sơn Dương, đoàn Tuyên Quang, có ý nghĩa thiết thực trong đời sống, giúp người nông dân giảm sức lao động, tăng năng suất thu hoạch và giảm độc hại cho sức khỏe từ thuốc trừ sâu.

Thứ hai là nghiên cứu chỉ số cảm xúc học đường của trường THPT Chuyên TP.Lào Cai, dự án này khá thú vị và đúng thời điểm, chúng ta đang hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc”.

Chia sẻ về ý tưởng chế tạo nên máy chăm sóc và thu hoạch chè, thầy giáo Hoàng Văn Kiên, trường THPT Sơn Dương, người hướng dẫn dự án cho biết: “Việc hái chè của người nông dân có nhiều công đoạn, hiện nay chỉ có máy hái chè của Trung Quốc, của Nhật Bản thì giá thành cao. Muốn cải tiến phương tiện lao động cho bà con, sử dụng được pin mặt trời, khi pin mặt trời yếu có thể chạy động cơ.

Hơn nữa, máy tích hợp chăm sóc, tỉa cành, thu hoạch và phun thuốc sâu có thể điều khiển qua điện thoại di động. Tôi thường gọi vui là máy "4 trong 1"”.

Giáo dục - Học sinh cấp 3 sáng chế máy làm chè '4 trong 1' điều khiển bằng smartphone

Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng các đại biểu tham quan các gian trưng bày.

Học sinh Đỗ Chí Khiêm, trường THPT Sơn Dương chia sẻ thêm về dự án: “Trường gắn liền lao động sản xuất, dạy nghề cho học sinh, chính là chăm sóc và thu hoạch chè. Từ đó, chúng em nảy ra ý tưởng chế tạo chiếc máy này để phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con. Chúng em đã từng thất bại, khi chạy thử máy đã gặp trục trặc, phải làm lại hoàn toàn”.

Giáo dục - Học sinh cấp 3 sáng chế máy làm chè '4 trong 1' điều khiển bằng smartphone (Hình 2).

Sản phẩm chăm sóc và thu hoạch chè, đoàn Tuyên Quang.

Là một trong gần 500 học sinh có sáng kiến tham gia cuộc thi, em Vũ Hoàng Long, trường THPT số 1 TP.Lào Cai chia sẻ về dự án khoa học của mình: “Sau khi được bố mẹ đưa đến bệnh viện, em chứng kiến nhiều bệnh nhân không tự xúc ăn, khó khăn trong phục vụ bản thân và phải có người hỗ trợ, em đã nảy ra ý tưởng chế tạo và lập trình sản phẩm robot hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân parkinson sử sụng công nghệ xử lý hình ảnh”.

Thầy Vương Quang Trọng, người hướng dẫn Long tự hào: “Thông qua cuộc thi, tôi hy vọng sẽ khơi dậy sự say mê khám phá khoa học cho học sinh, để các em biết vận dụng tổng hợp các kiến thức, học hỏi thêm nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống để phát triển tư duy, hoàn thiện kỹ năng để phục vụ cuộc sống”.

Giáo dục - Học sinh cấp 3 sáng chế máy làm chè '4 trong 1' điều khiển bằng smartphone (Hình 3).

Dự án robot hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân parkinson sử dụng công nghệ xử lý ảnh, đoàn Lào Cai.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.