Thậm chí các sinh viên đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học các ngành khác cũng hướng đến chọn học Trung cấp Y dược- con đường hiệu quả để mở cánh cửa tương lai.
Lao động thiếu trầm trọng trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, quá dư thừa Cử nhân, Thạc sĩ
Mùa tuyển sinh năm 2016 cho thấy những bất thường với các trường Đại học, nhiều trường thiếu chỉ tiêu dù đã tuyển bổ sung lần hai. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT hiện nay còn hơn 145.000 thí sinh đủ điều kiện xét tuyển ĐH đợt 2 dù đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ GD-ĐT quy định nhưng vẫn không dự xét tuyển vào Đại học.
Thông tin thị trường lao động Việt Nam quý I, Bộ LĐTB&XH vừa công bố có tới 190.000 Cử nhân, Thạc sĩ ra trường không tìm được việc làm, tăng 35.000 người so với quý 4 năm 2015. Trong khi cả nước hiện có khoảng 100 khu công nghiệp - khu chế xuất, thu hút được tối đa 500.000 lao động, trong đó chỉ cần 5-7% có trình độ đại học, 8% trình độ Cao đẳng, 60% cán bộ trung cấp. Như vậy nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực lao động hàng năm chỉ tối đa khoảng 15.000 người có trình độ Cao đẳng, Đại học trong khi đó thị trường lao động cần tới 300.000 người có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp.
Cử nhân Đại học chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng
Một thực tế nhiều thí sinh đã nhận ra, sau 4 năm đèn sách nơi giảng đường Đại học tốn kém tiền của gia đình khoảng 200 triệu đồng. Chưa kể 4 năm nếu một người lao động sẽ làm ra khoảng 200 triệu đồng. Nhưng Cử nhân ra trường chưa có việc làm thì sự lãng phí là rất lớn.
Nhiều tấm bằng cử nhân không được sử dụng đến do sự bão hòa về nguồn “cung”, đặc biệt là các khối ngành kinh tế, kỹ thuật, sư phạm…
Nắm bắt được xu hướng của thị trường lao động, nhiều cử nhân đại học đã hướng đến chọn phương án học trung cấp để chuyển đổi sang những khối ngành mà “cung” chưa đủ “cầu” như Y sĩ, D