Rối loạn lưỡng cực và nhân tài
Thoạt nghe về bệnh rối loạn lưỡng cực, ai cũng thấy lạ và có phần khó hiểu. Thực tế, căn bệnh này không phải hiếm. Nó chủ yếu xuất hiện ở những người làm việc quá căng thẳng và lo nghĩ nhiều về một vấn đề nào đó. Điển hình là nữ minh tinh "Mặt nạ Zoro" Catherine Zeta Jones. Mới đây, cô đã công khai chứng bệnh của mình với hi vọng giúp được nhiều người cũng mắc bệnh tương tự.
> Đọc thêm: Dở khóc dở cười 'độc chiêu' la hét của các quý bà
Nữ minh tinh "Mặt nạ Zoro" Catherine Zeta Jones dũng cảm công khai chứng bệnh "điên" của mình.
> Đọc thêm: Con dâu đi bán dâm lấy tiền cứu mẹ chồng
Chứng bệnh của nữ diễn viên Catherine "ủ" một thời gian dài khi cô lo lắng cho chồng mình là nam tài tử Michael Douglas, đang điều trị bệnh ung thư vòm họng. Cô cảm thấy cô thực sự bị căng thẳng vì áp lực gia đình và nỗi lo lắng luôn thường trực. Đại diện của nữ diễn viên này cho biết vào, nữ diễn viên đã đến bệnh viện Silver Hill để được điều trị chứng bệnh kỳ lạ cứ đeo đẳng cô mãi.
Người phát ngôn nói: "Sau khi đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2010, Catherine đã quyết định nhập viện tâm thần trong một thời gian ngắn để điều trị chứng bệnh đang hành hạ khiến cô lúc u sầu, lúc phấn khích, không kiểm soát được cảm xúc của chính mình". Những thông tin về việc Catherine gặp phải vấn đề tâm lý được công bố ngay sau khi nữ diễn viên này từ bỏ cương vị người bảo trợ của Liên hoan phim South Wales do bị nhiều quan khách chỉ trích trước đó. Từ lúc đó, dư luận xã hội bắt đầu chú ý nhiều đến hội chứng rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là chứng hưng trầm cảm (có nghĩa vừa hưng phấn vừa suy sụp tinh thần thái quá).
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan mật thiết giữa chứng rối loạn lưỡng cực và khả năng sáng tạo cả một số tài năng nghệ thuật và khoa học trên thế giới. Thời trước, nhiều nghệ sĩ cũng mắc chứng bệnh này nhưng họ hoàn toàn không biết mình bị làm sao. Thời đó, người ta thường cho rằng, nghệ sĩ là những kẻ điên, tâm lý bất thường.
Thực tế, những nghệ sĩ lớn mắc chứng rối loạn lưỡng cực đôi khi xuất thần lại sáng tác được một tác phẩm để đời. Có giả thuyết cho rằng, các sản phẩm đó đa số đều ra đời trong các chu kỳ hưng cảm. Một ví dụ là danh họa Van Gogh sáng tác bức tranh "Starry Night" (Đêm đầy sao) khi ông đang nằm điều trị bệnh điên (thực chất là bệnh rối loạn lưỡng cực) tại Bệnh viện St Remy.
Hay như cố Thủ tướng Anh Winston Churchill được coi là có năng lượng phi thường khi hoàn tất bộ sách khảo cứu lịch sử 4 tập đồ sộ "Lịch sử dân tộc nói tiếng Anh" trong vòng 15 ngày nhờ vào một chu kỳ hưng cảm. Tác phẩm được trao giải Nobel Văn học năm 1953. Thêm vào đó, bộ sách hồi ký 6 tập về Chiến tranh thế giới thứ II của ông Churchill cũng được hoàn thành trong thời gian kỷ lục!
Hiện nay, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần đặc biệt quan tâm đến chứng rối loạn lưỡng cực do tác động của xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả và căng thẳng dễ gây stress ảnh hưởng đến tâm tính. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chứng rối loạn lưỡng cực cũng phải công nhận mặt tích cực của nó vì chứng bệnh lạ này giúp các nghệ sĩ và nhà khoa học thăng hoa trong quá trình sáng tạo và nghiên cứu.
> Đọc thêm: 'Để chị cài lại cho em khuy áo ngực cho em'
Cố Thủ tướng Anh Winston Churchill
Lạ mà quen
Nếu không biết về chứng bệnh này, nhiều người cho rằng bệnh nhân là những người điên với các phản ứng thất thường. Theo nghiên cứu khoa học về chứng bệnh tâm thần đặc biệt này, rối loạn lưỡng cực có thể di truyền qua một số gen. Mọi sự thay đổi của những chất trung chuyển thần kinh trong não bộ cũng làm cho tâm tính biến chuyển thất thường. Chứng bệnh rối loạn lưỡng cực có yếu tố di truyền rất mạnh qua nhiều thế hệ của một gia đình bị mắc phải. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng này thông qua cuốn sách của nhà tâm lý học Mỹ Kay Redfield Jamison thuộc trường đại học Johns Hopkins mang tên "Rối loạn lưỡng cực và khí chất nghệ sĩ", xuất bản năm 1992.
Nữ giáo sư Jamison đã nghiên cứu bệnh này khá kỹ càng, bà kết hợp chẩn đoán thông thường với sự khảo sát thông tin tiểu sử cá nhân, nhật ký, gia phả và mọi thông tin khác của các nhà thơ Anh sinh trưởng vào thế kỷ XVIII. Kết quả ngoài sức mong đợi. Jamison đã tìm thấy những giai đoạn mà các bác sĩ tâm thần gọi là hưng cảm nhẹ, liên quan đến khả năng sáng tạo, sự uyển chuyển trong nhận thức… Nói chung là tập hợp những yếu tố dẫn đến sự bộc phát sáng tạo thiên tài. Về sự xuất thần ngôn ngữ của cựu Thủ tướng Anh Churchill, Jamison cũng có cách giải thích hoàn toàn hợp lý.
Theo đó, hội chứng rối loạn lưỡng cực thường tác động đến vùng ngôn ngữ trong não người bệnh nên có cách suy nghĩ và nhận thức ngôn ngữ rất thoáng và khác lạ. Ngoài ra, khi ở giai đoạn hưng cảm, người bệnh còn thường dễ dàng sử dụng điệp âm, lối dùng câu có vần điệu, ngôn từ phong phú… Không chỉ với ông Churchill, nghiên cứu của giáo sư Jamison còn áp dụng đối với 47 nhà văn và nghệ sĩ kiệt xuất của nước Anh. Họ được chọn dựa trên cơ sở những người này đã giành được một vài giải thưởng danh giá trong lĩnh vực hoạt động của họ. Qua nghiên cứu, Jamison nhận thấy, 38% trong số người này từng được chữa trị rối loạn tâm thần, bệnh trầm uất mà thực ra là họ mắc hội chứng rối loạn lưỡng cực.
Nói về chứng bệnh này, Warren Taylor - giám đốc chương trình các rối loạn tâm lý ở khoa y thuộc trường đại học Vanderbilt giải thích: "Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực gặp phải những giai đoạn phát triển tâm thần rất mâu thuẫn khác nhau. Có lúc họ cảm thấy sầu não và mất hết ý chí, có lúc hưng phấn quá mức trước mọi sự việc. Họ thường dồi dào năng lượng, có khi không cần ngủ và có thể tiêu tiền bạt mạng".
Theo nghiên cứu, chứng rối loạn lưỡng cực thường phát triển ở thời kỳ đầu tuổi thanh niên, với 50% các trường hợp bắt đầu trước 25 tuổi. Một số người có thể mắc chứng rối loạn lưỡng cực từ nhỏ (khoảng 5 - 6 tuổi) và phát triển đến 50 tuổi. Thông thường, chứng rối loạn lưỡng cực cũng dễ bị nhầm lẫn với chứng hiếu động thái quá và suy giảm khả năng tập trung ở trẻ.
> Đọc thêm: 'Chuyện ấy': Những điều nàng làm được, chàng bó tay
Gặp nguy hiểm vì hưng phấn
Các nhà tâm lý chia hội chứng rối loạn lưỡng cực thành hai dạng chính là lưỡng cực 1 và lưỡng cực 2, tùy theo triệu chứng của người bệnh nặng hay nhẹ. Bệnh nhân ở lưỡng cực 1 thường phải trải qua những giai đoạn kích động quá mức, nghĩa là có nhiều năng lượng và khả năng sáng tạo rất cao.
Đây cũng là giai đoạn khiến nhiều nghệ sĩ lớn sáng tạo ra các tác phẩm kỳ diệu. Họ cũng có thể dễ dàng quẫn trí, thường thao thức suy nghĩ lung tung hay ngủ quá ít. Họ thậm chí còn tin vào những khả năng không có thực của mình, từ đó dẫn đến những hành động bốc đồng hay cực kỳ hấp tấp. Dù rằng biểu hiện của họ khá ổn bởi cách thể hiện khá hưng phấn, nhưng giới chức y khoa nhận định lưỡng cực 1 vô cùng nguy hiểm bởi những chu kỳ kích động tâm thần có thể khiến người bệnh bị căng thẳng thần kinh đến mức cao độ và dễ dàng dẫn đến bệnh điên.
Họ giải thích: "Biểu hiện ở những người này là nói chuyện nhanh hơn bình thường cũng như năng suất làm việc cao hơn. Thậm chí họ không ngủ. Trong khi đó ở lưỡng cực 2, bệnh nhân chỉ hưng cảm nhẹ, chủ yếu cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, thiếu tập trung hay không quan tâm đến công việc".
Hội chứng rối loạn lưỡng cực ngày nay đã có cách điều trị. Người ta sử dụng thuốc Lithium và một số loại khác như lamotrigine, thuốc an thần, thuốc chống co giật như sodium valproate. Đồng thời người bệnh cũng phải trải qua liệu pháp nhận thức để quay trở lại với con người bình thường của họ. Khác với bệnh tâm thần phân liệt hay các bệnh khác liên quan đến não bộ, rối loạn lưỡng cực không gây sa sút trí tuệ cũng như biến đổi nhân cách, mà ngược lại, bệnh nhân khi chưa được phát hiện bệnh vẫn có cuộc sống bình thường trong môi trường của chính mình dù bị người khác cho là người khác thường hoặc người điên.
Hội chứng rối loạn tâm thần - vấn đề của thế giới Hiện nay trên thế giới, do cuộc sống căng thẳng, các mối quan hệ gia đình cũng như đoàn hội trở nên lỏng lẻo, chẩn đoán và điều trị rối loạn lưỡng cực được xem như là vấn đề được các chuyên gia ngành tâm thần hết sức quan tâm. Điều mà xã hội cần quan tâm là làm sao nhận ra những bệnh nhân đang chịu đựng căn bệnh này nhằm giúp họ được điều trị sớm và lâu dài. |
AN MAI (Theo Huffington Post/People)