Hội Luật gia Việt Nam: Sửa đổi luật Cạnh tranh là cần thiết

Hội Luật gia Việt Nam: Sửa đổi luật Cạnh tranh là cần thiết

Đỗ Thị Huệ

Đỗ Thị Huệ

Thứ 6, 21/04/2017 21:18

Ngày 21/4, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức toạ đàm góp ý dự thảo luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Tham dự buổi tọa đàm có các chuyên gia pháp lý của viện Nhà nước và pháp luật, viện Pháp luật Kinh tế Asean, bộ Tư pháp, tòa án Nhân dân Tối cao, học viện chính sách phát triển, Đại học Luật Hà Nội... Trong báo cáo dẫn đề, GS.TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam đã khái quát những nội dung chủ yếu trong dự thảo Luật, đồng thời đã nêu ra một số vấn đề trọng tâm để xin ý kiến chuyên gia.

Qua thảo luận, các chuyên gia đều nhất trí về sự cần thiết sửa đổi luật Cạnh tranh trong thời điểm hiện nay khi một số nội dung của Luật đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia cho rằng, dự thảo lần này đã có những thay đổi tiến bộ đáng ghi nhận, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng để đạt được hiệu quả hơn nữa, Luật cần phải được xây dựng theo hướng duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, hiệu quả giữa các doanh nghiệp trên thị trường; đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tố tụng; kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hiệu quả cho công tác thực thi luật; đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khách quan trong quá trình tố tụng.

Xã hội - Hội Luật gia Việt Nam: Sửa đổi luật Cạnh tranh là cần thiết

 GS.TS Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm (ảnh Thành Long)

Bên cạnh những vấn đề mang tính định hướng, các đại biểu đã thảo luận về nhiều nội dung trong tờ trình cũng như các quy định cụ thể của dự thảo Luật, trong đó, tập trung vào các vấn đề như: Phạm vi điều chỉnh đối với hành vi cạnh tranh bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, đối tượng áp dụng; đánh giá sức mạnh thị trường doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp, cơ chế khởi kiện vụ việc xử lý cạnh tranh...

Ngoài ra, một số vấn đề như: Quyền cạnh tranh trong kinh doanh; thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; tính độc lập và bán tư pháp của cơ quan quản lý trong xử lý các vụ việc liên quan đến cạnh tranh; cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh; chứng cứ và giá trị của chứng cứ; tiêu chuẩn của điều tra viên; quyền và nghĩa vụ của các bên... cũng được các chuyên gia phân tích và thảo luận.

Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các chuyên gia, GS.TS. Lê Minh Tâm đã kết luận, đồng thời, giao cho đơn vị chuyên môn chọn lọc, tiếp thu các ý kiến trên vào bản góp ý của Hội Luật gia Việt Nam để gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật.

Đ.Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.