Lớp băng vĩnh cửu ở mặt hồ Pechenelava-To thuộc đảo Yamal tan chảy, xác của một con voi ma mút lông xoăn hiếm nhất Trái Đất lộ diện.
Điều bất ngờ, những bộ phận cơ thể còn sót lại của sinh vật khổng lồ thời cổ đại đã tuyệt chủng nhô lên còn nguyên phần đầu và mô mềm.
Phát hiện chấn động này có thể giúp giới nghiên cứu thu thập đủ ADN của voi ma mút lông xoăn và đưa loài vật hồi sinh bằng ống nghiệm.
Nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khoa học đến từ Nga, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đang làm việc để khôi phục bộ xương của con voi.
Để tìm hiểu về những con voi ma mút cuối cùng, nhóm nghiên cứu Phần Lan, Nga và Đức đã thu thập xương hóa thạch của chúng ở Canada, Alaska, Siberia và đảo Wrangel ở Bắc Băng Dương.
"Theo thông tin sơ bộ, cả bộ xương đều ở hồ nước. Dựa theo hình dáng, chúng tôi xác định đây là một con voi ma mút non, nhưng chúng tôi sẽ phải chờ kết quả kiểm tra để tìm ra độ tuổi chính xác của nó", đại diện nhóm nghiên cứu cho hay.
Theo nhà sinh vật học Jeffrey Yule, Đại học Lousiana Tech, voi ma mút có tiềm năng cao nhất sẽ được tái sinh bằng công nghệ nhân bản là bởi các nhà khoa học có những mẫu DNA tốt được bảo quản xuất sắc trong tầng đất bị đóng băng vĩnh cữu của tự nhiên.
Các nhà khoa học cũng hy vọng tìm thấy thêm nhiều xác voi ma mút khác ở hồ nước.
Những con voi ma mút khổng lồ cuối cùng tồn tại trên Trái đất cách đây 4.000 năm, tại một hòn đảo hẻo lánh ở Bắc Băng Dương.
Loài vật này to và nặng gấp đôi voi ngày nay, cao tới 5,5 m nặng 12 tấn.
Voi ma mút mang thai 22 tháng, thường chỉ sinh 1 con. Nguyên nhân tuyệt chủng của loài voi được cho là liên quan đến sự thay đổi khí hậu và cả "bàn tay" của con người.
Xác voi ma mút lông xoăn nguyên vẹn nhất thế giới có tên Lyuba được phát hiện ở bán đảo Yamal cách đây 13 năm.
Kỷ Băng hà kết thúc, kéo theo hiện tượng ấm lên cách đây 15.000 năm khiến loài voi này suy giảm số lượng rõ rệt, khiến chúng phải di cư lên những khu vực xa xôi ở phương Bắc.
Chúng sống sót dù đối diện với nguồn thức ăn và nước uống khan hiếm. Chỉ bị tuyệt diệt vì uống phải nước nhiễm độc kim loại hoặc do sự tác động của con người.
Voi ma mút không có cơ hội sống sót khi bị dồn vào chân tường, nhưng vẫn còn cơ hội cho các loài khác ngày nay, nhóm nghiên cứu cho biết.
Nguyên Anh (Nguồn Gizmodo)