Hội thảo QT: 'Giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông'

Hội thảo QT: 'Giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông'

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 6, 13/01/2017 12:05

Mới đây, HLG Việt Nam đã cử một đoàn đại biểu do đồng chí Nguyễn Văn Quyền-Chủ tịch Hội - làm trưởng đoàn đi dự hội thảo quốc tế với chủ đề “Giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông” ở Nhật Bản.

Ngày 9 tháng 1 năm 2017, Hội Luật gia Việt Nam đã cử một đoàn đại biểu do đồng chí Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội - làm trưởng đoàn đi dự hội thảo quốc tế với chủ đề “Giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông” ở Tokyo, Nhật Bản. Hội thảo do Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) phối hợp cùng Hiệp hội Luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP) và Hiệp hội Luật gia đoàn kết quốc tế Nhật Bản (JALISA) đồng tổ chức.

Xã hội - Hội thảo QT: 'Giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông'

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam tham dự Hội thảo.

Hội thảo diễn ra với sự tham dự của 45 đại biểu là các học giả, luật gia đến từ 12 nước trong khu vực và trên thế giới như Mỹ, Bỉ, Nhật Bản, Pháp, Italy, Bangladesh, Costarica, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Philippines, Việt Nam.

Mục đích của hội thảo là đánh giá tình hình thực trạng tại Biển Đông và trên cơ sở đó bàn bạc, thảo luận về các giải pháp hòa bình có thể áp dụng để giải quyết tranh chấp. Hội thảo cũng thảo luận về các cơ chế giải quyết tranh chấp theo pháp luật quốc tế nói chung và theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) nói riêng.

Về tình hình hiện tại ở Biển Đông, hội thảo đánh giá việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, thực hiện các hoạt động quân sự hóa như “lắp đặt các khí tài và vũ khí phòng không ở cả 7 đảo nhân tạo xây trái phép ở Trường Sa” đã làm gia tăng căng thẳng tình hình trong khu vực, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển.

Xã hội - Hội thảo QT: 'Giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông' (Hình 2).

Toàn cảnh Hội thảo.

Về các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp và giảm bớt căng thẳng, đa số các đại biểu tại hội thảo cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước quốc tế về luật biển là một cơ sở bước đầu quan trọng và có giá trị ràng buộc pháp lý với các bên liên quan trực tiếp là Trung Quốc và Philippines.

Các đại biểu cũng cho rằng giải pháp hòa bình lý tưởng nhất là đàm phán đa phương giữa tất cả các nước có liên quan, đặc biệt là cần thúc đẩy việc xây dựng và thông qua Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Trong khi chưa đạt được thỏa thuận chính thức về phân định ranh giới biển và chưa giải quyết được tranh chấp, các bên cần thực hiện mọi biện pháp để giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là cần kìm chế các hoạt động quân sự tại Biển Đông. Tuy nhiên, các biện pháp tạm thời để giảm bớt căng thẳng không được làm ảnh hưởng hoặc phương hại đến việc đạt được thỏa thuận cuối cùng giữa các bên theo Điều 83, khoản 3 UNCLOS.

Thạc sỹ Lê Thị Kim Thanh

Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.