Theo đó, việc Hồng Kông không bắt giữ Snowden liên quan đến việc viết nhầm lẫn tên họ đầy đủ của cựu nhân viên.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi Snowden trao thông tin mật về các hoạt động của tình báo Mỹ cho giới truyền thông, Snowden đã nhanh chóng đến ẩn náu tại Hồng Kông.
Mỹ đã buộc tội Snowden hoạt động gián điệp, đánh cắp và biến hoán tài sản của chính phủ. Hôm 21/6 Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ Snowden, nhưng chính quyền Hồng Kông tuyên bố rằng họ không có bất cứ cơ sở pháp lý nào để bắt giữ người Mỹ, bởi vì yêu cầu không phù hợp với quy định của luật pháp nước mình.
Theo lời một quan chức đại diện của chính quyền Hồng Kông Rimsky Yuen, trong các giấy tờ của Cơ quan di trú quốc gia, tên đầy đủ của người tố giác tình báo Mỹ là Edward Joseph Snowden.
Trong khi giấy tờ của phía Hoa Kỳ ghi tên đệm khác của ông Snowden là James. Thậm chí tên của ông được viết đơn giản là Edward J. Snowden trong một số giấy tờ khác.
Hôm 25/5, Tổng thống Nga Putin đã xác nhận Snowden vẫn đang ở điểm quá cảnh ở sân bay tại Moscow, đồng thời tuyên bố sẽ không trục xuất cựu nhân viên CIA này về Mỹ.
Theo đại diện của website WikiLeaks, rất có thể Edward Snowden sẽ phải ở lại nước Nga vĩnh viễn bởi các nguy cơ đe dọa từ phía Washington.
Viên San