"Ăn xin" tiền để xây dựng bối cảnh Đại Quan viên
Để khởi quay Hồng Lâu Mộng, đài truyền hình trung ương đã cấp cho đoàn làm phim khoản tiền trị giá 5 triệu NDT (tương đương 16 tỷ đồng – tính ở thời điểm hiện tại).
Chỉ có 750.000 NDT (2,5 tỷ đồng) dành cho dựng cảnh trong khi phần lớn các cảnh trong Hồng Lâu Mộng đều diễn ra ở Đại Quan viên, thời gian quay kéo dài hơn 1 năm. Nên đoàn làm phim đã phải lao tâm khổ tứ rất nhiều để tính kế lâu dài.
Nếu cả đoàn kéo nhau xuống phía Nam thuê hoa viên thì chắc chắn không đủ kinh phí. Còn nếu dựng tạm bối cảnh, quay xong phải dỡ bỏ thì tiếc vô cùng.
Cuối cùng, cố vấn văn hóa Hoàng Tông Hán thuộc trung tâm sản xuất phim truyền hình Trung Quốc đã đề xuất xây dựng hẳn phim trường là Đại Quan viên thực ngoài đời, quay xong có thể sử dụng làm địa điểm du lịch và bán vé bù vốn.
Tuy nhiên vấn đề nan giải đặt ra là địa điểm để xây dựng Đại Quan viên. Hoàng Tông Hán liền bàn với bạn thân là lãnh đạo quận Tuyên Võ, thành phố Bắc Kinh và được ông này "đài thọ" sử dụng 13 ha đất để xây Đại Quan viên.
Đại Quan viên được xây dựng dựa trên những ý tưởng và ý kiến đóng góp từ các nhà Hồng học chuyên nguyên cứu về Hồng Lâu Mộng với sự giúp sức của kiến trúc sư về kiến trúc cổ, các nghệ nhân hoa viên và chuyên gia sử liệu nhà Thanh.
Phim trường Đại Quan viên quy tụ hơn 40 công trình lầu hồng gác tía, sơn son thếp vàng nguy nga lộng lẫy.
Theo đánh giá của các kiến trúc sư, Đại Quan Viên đã thống nhất được ba yếu tố chính gồm nghệ thuật Hồng lầu, kiến trúc cổ điển và nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc thành một thể hoàn chỉnh.
Nhận thấy tiềm năng kinh tế của Đại Quan viên, huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc đã hỗ trợ giúp xây dựng một bối cảnh quan trọng của phim là phủ Vinh Quốc, được xây trên địa điểm huyện Chính Định, cách Bắc Kinh hơn 300km.
Như vậy trong thời gian Đại Quan viên xây dựng, đoàn phim tranh thủ hoàn thành các cảnh quay trên khắp vùng miền của Trung Quốc.
Theo tiểu thuyết, Đại Quan viên là nơi tượng trưng cho sự xa hoa quý giá của gia đình họ Giả. Nơi đây, Giả Bảo Ngọc được sống chung cho 12 cô tiểu thư xinh đẹp của hai phủ Vinh Phúc và phủ Ninh.
Đại Quan Viên được xây ở khu Tây Thành thuộc quận Tuyên Vũ, thành phố Bắc Kinh, công trình khởi công xây dựng năm 1984 với quy mô 13 ha, gồm hơn 40 công trình lầu hồng gác tía, sơn son thếp vàng nguy nga lộng lẫy. Phim trường này không nằm ở trung tâm Bắc Kinh. Du khách có thể tới đây bằng nhiều phương tiện từ tàu điện ngầm, xe buýt hoặc taxi.
Giá vé vào cửa 40 NDT (tương đương 150.000 đồng). Vào buổi tối nếu có hoạt động văn hóa riêng, Đại Quan Viên sẽ mở cửa từ 18- 21h với giá vé là 70 NDT (tương đương 400.000 đồng).
"Thắt lưng buộc bụng" nhưng vẫn thiếu tiền trầm trọng, các hạng mục mặc dù đã cắt bớt rút gọn nhưng vẫn thiếu trầm trọng.
Thậm chí, có thời gian kinh tế khó khăn nhất, quay phim phải nghỉ quay gần 1 năm.
May mắn sau đó giám đốc Công ty Khang Lạc liên kết cùng 8 doanh nghiệp của nông dân đã tình nguyện trợ giúp kinh phí khoảng 2,4 triệu NDT (gần 8 tỷ đồng) cho đoàn Hồng Lâu Mộng.
Khán giả xem phim để ý phần kết thúc mỗi tập đều có dòng chữ cảm ơn đến các nhà tài trợ. Đây là lần đầu tiên xuất hiện dòng chữ cảm ơn trong lịch sử phim truyền hình ở Trung Quốc.
Tuy nhiên vượt qua khốn khó về tài chính, Hồng Lâu Mộng đã trở thành một trong tứ đại danh tác truyền hình kinh điển bên cạnh Tây Du Ký, Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Khốn khổ vì cát-xê chỉ bằng chiếc bánh rán
Trong khi một đoàn phim khổng lồ như vậy, riêng tiền lương mỗi tháng phải chi khoản tiền vô cùng lớn.
Các diễn viên biên chế của đoàn đều "mượn" từ các đoàn địa phương nên không thể cắt giảm lương tháng của họ mà phải trả gấp đôi số tiền.
Vì kinh phí eo hẹp vì vậy trong thời gian một tháng, nếu diễn viên chưa đến phần phim của mình sẽ được đoàn phim chủ động mua vé tàu cho về nhà giúp tiết kiệm được phí ăn ở cho một đoàn phim khổng lồ lúc bấy giờ.
Được biết, thời gian đó thù lao của đoàn phim Hồng Lâu Mộng gồm Top 4 là: đạo diễn, nhà sản xuất, Bảo Ngọc, Đại Ngọc, Bảo Thoa mỗi người nhận được 70 NDT/tập phim (khoảng 231.000 đồng theo tỷ giá hiện tại).
Những diễn viên phụ sẽ được nhận mức cát-xê thấp hơn và theo thời lượng xuất hiện.
Mức bình quân thuộc về các diễn viên khác và được trả theo thời lượng phim họ tham gia với mức từ 50 NDT (165.000 đồng), 40 NDT (132.000 đồng) và 30 NDT (gần 100.000 đồng).
Trong khi những vai a hoàn sẽ nhận thù lao 20 NDT (66.000 đồng) mỗi tập mà thôi. Ngoài ra, hàng ngày mỗi người được nhận 1,2 NDT (khoảng 4.000 đồng) tiền trợ cấp ăn và 10 NDT (33.000 đồng) trợ cấp ở cho một tháng.
Khoản tiền này những năm 1983 ở Bắc Kinh không phải quá bèo bởi lương một viên chức phổ thông lúc bấy giờ cũng chỉ khoảng 40 NDT/tháng (132.000 đồng).
Lúc bấy giờ, điều kiện sinh hoạt của đoàn phim vô cùng thiếu thốn, có diễn viên thậm chí chỉ ăn một chiếc bánh rán giá 2 xu (700 đồng) và 8 NDT/tháng (26.000 đồng) cho một chỗ nằm trên giường ngủ tập thể, mỗi giường nằm chung 4 người, dùng nhà vệ sinh tập thể, chật chội không có chỗ để hành lý.
Trong khi mỗi người vào đoàn đều mang một chiếc xô nhựa lớn để mỗi sớm tối mang ra nhà bể nước tắm gội, vệ sinh.
Đồ tẩy trang cũng là những món rẻ tiền nhất, bông tẩy trang là loại giấy vệ sinh thô giáp đến nỗi lau xong một lượt mặt cũng đỏ ửng cả lên.
Sau khi phim hoàn thành, nhà sản xuất tính toán kinh phí và nhận thấy thù lao của diễn viên nhân lên chưa bằng 25% tổng mức đầu tư của phim.
Dù vậy may mắn là các diễn viên đều là người mới vào nghề, nếu là các ngôi sao chắc chắn không bao giờ chấp nhận thù lao bèo bọt như vậy.
Thế nhưng thời gian đó không một diễn viên nào cảm thấy bất mãn với thù lao nhận được, trái lại họ lại vui vẻ gánh thêm nhiều nhiệm vụ.
Vương Quý Nga vừa làm công tác tuyển diễn viên, thủ vai Vưu Thị và nhận phát thư tin của đoàn.
Trường hợp Vương Quý Nga vừa là người nhận – gửi thư tín, văn kiện, vừa phải đi khắp nước tuyển chọn diễn viên và kiêm luôn vai Vưu Thị trong phim.
Tôn Thái Hồng vừa thủ vai Chu Thụy Gia vừa phụ trách liên lạc địa điểm học cũng như chỗ ăn ở cho các diễn viên trong đoàn.
Ngô Hiểu Đông vừa đảm nhận vai Giả Vân vừa với vai trò thư ký trường quay, mỗi tối cô phải chuẩn bị các cảnh quay của ngày hôm sau.
Hầu Trường Vinh đảm nhiệm vai Liễu Tương Liên vốn là nhân viên đạo cụ bán chuyên của đoàn, những rặn san hô đỏ trong phòng Vương Hy Phượng hay quạt phỉ thúy đều qua bàn tay tài hoa của ông.
Thiếu thốn phải dùng hàng mã quay phim
Tình trạng này được đoàn báo cáo lên phòng kế hoạch và tài chính của Cục nhưng bị từ chối. Do vậy đoàn buộc phải nghĩ cách sử dụng hàng mã.
Theo đó hai đại cảnh của phim gồm "Nguyên Phi tỉnh thân" và "Đám tang Tần Khả Khanh" buộc phải sử dụng đạo cụ trát giấy cho các vật dụng trong phim như quà biếu, đồ gốm sứ, bình hoa, quan tài gỗ trang trí cầu kỳ.
Để thực hiện cảnh này, 6 chuyên gia đạo cụ của Bắc Kinh được huy động làm phụ kiện trong thời gian 1 năm.
Thậm chí những chiếc bình hoa cỡ đại trong phòng của Giả Mẫu cũng đều là đồ hàng mã, sau khi được quét sơn lên khó lòng nhận ra là đồ giả.
Để theo dõi tiếp, mời quý độc giả đón xem phần 3: "Hồng Lâu Mộng - Men rượu say đựng trong chiếc bình cổ" được đăng tải vào thứ Năm, ngày 22/2 trên báo điện tử Người Đưa Tin.
Minh Anh