Họng núi lửa cổ ở Hà Nội là không có căn cứ!

Họng núi lửa cổ ở Hà Nội là không có căn cứ!

Thứ 5, 27/12/2012 23:45

Việc nhận định Hà Nội có núi lửa cổ là một nhận định hoàn toàn sai về mặt địa chất và không có căn cứ cụ thể.

Trước việc TS. Lê Huy Y (Tổng hội Địa chất Việt Nam) đặt ra giả thuyết nghi ngờ "hố tử thần" Lê Văn Lương nằm trên nóc của một họng núi lửa cổ và KSĐC Nguyễn Văn Tùng, nguyên cán bộ của Liên đoàn Bản đồ địa chất - Tổng cục Địa chất cũng cho rằng Hà Nội không những có núi lửa cổ mà còn có khá nhiều đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều những ý kiến của các nhà khoa học, đặc biệt là những chuyên gia về địa chất đã phản bác lại ý kiến trên và đưa ra những luận chứng để chứng minh: Việc sụt lún này do nhiều nguyên nhân chứ hề liên quan đến sự vận động của núi lửa.

Bất động sản - Họng núi lửa cổ ở Hà Nội là không có căn cứ!

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, trưởng Ban phản biện xã hội (VACNE), chuyên gia nghiên cứu về mặt kiến tạo địa chất thì giả thuyết về núi lửa cổ không đúng với thực tế. Bởi từ trước đến nay, trong tất cả các tài liệu còn lưu lại đều không nói tới việc Hà Nội có núi lửa. Ông Hòe cũng cho rằng: "Nếu nói vùng đất Tây Nguyên, ven biển duyên hải Nam Trung Bộ thì có khả năng có những miệng núi lửa cổ, chứ ở ngay Hà Nội, từ trước đến giờ trong sử sách và những tài liệu liên quan không hề đề cập đến việc này. Theo các tài liệu thì núi lửa xuất hiện ở Việt Nam cách đây 70 nghìn năm trước tại các khu vực như 5 tỉnh Tây Nguyên và khu vực Nam Trung Bộ, cụ thể như các vùng Xuân Lộc, Định Quán, Đà Lạt, vùng huyện đảo Phú Quốc, Phú Quý, Hòn Tranh, đảo Lý Sơn, Vĩnh Linh, Cửa Tùng, đảo Cồn Cỏ". Để khẳng định quan điểm của mình về không có núi lửa ở Hà Nội, PGS - TS Hòe viện dẫn: "Tại khu vực hố tử thần (vùng Tây Nam Hà Nội - cụ thể là gần Hà Đông), hiện địa chất nơi đây là đồng bằng phù sa, tầng trầm tích dày cả trăm mét thì không thể có hiện tượng núi lửa xảy ra ở đây. Việc nhận định Hà Nội có núi lửa cổ là một nhận định hoàn toàn sai về mặt địa chất".

Bất động sản - Họng núi lửa cổ ở Hà Nội là không có căn cứ! (Hình 2).

Ông Trần Tân Văn - viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản, Bộ Tài nguyên - Môi trường

Cùng chung quan điểm này, ông Trần Tân Văn - viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản, Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết: "Việc nghi ngờ về họng núi lửa là không đủ căn cứ cũng như không có tài liệu nào chứng minh chính xác "hố tử thần" ở đường Lê Văn Lương - Hà Nội là nằm trên họng núi lửa". Theo ông Văn, nguyên nhân dẫn đến "hố tử thần" được cho là nước vì nó luôn là thủ phạm trong các vụ sụt sập, sụt lún nền đất, tạo nên các khoảng trống ngầm trong nền đất. Điều này đúng cả trong trường hợp các "hố tử thần" ở các đô thị lớn nằm trên nền đất yếu như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Một minh chứng dễ nhận biết nhất là các "hố tử thần" thường xuất hiện dọc theo và bên trên các tuyến cống ngầm nên trong quá trình thi công rất có thể để xảy ra hiện tượng lơ là chủ quan. Mặt khác, nếu nhìn bằng mắt thường có thể thấy dù đã được đầm nén, lu phẳng nhưng sau một thời gian vẫn có thẻ xảy ra hiện tượng lồi lõm và sụt sập xảy ra bất cứ lúc nào. Một nguyên nhân nữa cũng xảy ra "hố tử thần", ông Văn cho rằng: "Dưới tác động của nước rò rỉ từ các ống cống, đất yếu tiếp tục giảm thể tích, chảy nhão, thậm chí theo ống cống trôi chảy sẽ tạo khoảng trống ngầm, làm mặt đường lồi lõm và gây sụt sập". Ngoài ra, một nguyên nhân nữa mà ông Văn cũng cho rằng: Áp lực của cuộc sống hiện đại cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong thi công như làm ẩu, làm vội, rút ruột công trình, sử dụng nhân công, kỹ thuật… chưa thích hợp nên mới xảy ra hiện tượng "hố tử thần".

TS. Ngô Quang Toàn, trưởng đoàn Địa chất Hà Nội cũng nhận định: Nguyên nhân gây sụt lún, nứt đường Lê Văn Lương kéo dài là nguyên nhân nhân tạo, kết hợp với trời mưa lớn đã gây ra hiện tượng cộng hưởng. Do vậy, phần dưới của đoạn sụt lún, nứt gãy bị rỗng, vì thế nó đã kéo theo lớp bề mặt đường bị sụt xuống gây ra hiện tượng trên". TS. Toàn khẳng định: khu vực này thuộc địa hình ổn định, không phải là địa hình đá vôi, caxto nên không có nguyên nhân đứt gãy do sụt lún bên trong bề mặt tự nhiên.

Đào Giang - Tiểu Long


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.