Xưa nay, hàng quân sự thường được coi là mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Ấn Độ là một trong những nước mua vũ khí nhiều nhất trong những năm qua, chỉ đứng sau Saudi Arabia. Theo thống kê: Trong giai đoạn 2003-2010, các nước nhập khẩu vũ khí chính của thế giới là Saudi Arabia, Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể, Saudi Arabia đã chi ra 29 tỉ USD, Ấn Độ là 17 tỉ USD và Trung Quốc là 13,2 tỉ USD. Tiếp đó là Ai Cập (12,1 tỉ USD) và Israel (10,3 tỉ USD).
Máy máy bay chiến đấu Rafale
Tháng 8/2007, Ấn Độ đã công bố gói thầu MMRCA. (Medium Multi-Role Combat Aircraft). Tham gia vào gói thầu này lúc đầu là 6 hãng chế tạo hàng không trên thế giới gồm: Lockheed Martin, Boeing ( Mỹ), Dassault (Pháp), Tổ hợp Eurofighter ( Châu Âu), Saab ( Thụy Điển) và MiG ( Nga) với các dòng sản phẩm chiến đấu cơ là F-16IN Super Viper, F/A-18 Super Hornet, Rafale, Typhoon, JAS 39 Gripen IN và Mig-35.
Theo điều khoản của MMRCA, hãng Dassault sẽ phải chuyển giao ngay cho không quân Ấn Độ 18 máy bay Rafale để phục vụ công tác huấn luyện, còn 108 máy bay còn lại sẽ do HAL chế tạo theo bản quyền chuyển nhượng. Ngoài ra, Dassault phải tái đầu tư 50% giá trị gói thầu vào lại nền kinh tế Ấn Độ.
Trong số các máy bay tiêm kích thế hệ 4 tối tân nhất của Mỹ và phương Tây như F/A-18E/F Super Hornet, EF-2000 Typhoon, JAS-39 Gripen thì Rafale có số phận hẩm hiu nhất, cho đến nay vẫn chỉ có không quân Pháp mua và đưa vào trang bị. Tuy nhiên người ta bình luận cũng có lý là, trước đó Ấn Độ đã sử dụng Mirage 2000 của Pháp khá hiệu quả. Cuối năm 2011, Ấn Độ vừa ký hợp đồng nâng cấp 51 chiến đấu cơ Mirage 2000 trị giá hơn 2 tỉ USD.
Đại diện của Dassault Aviation Stephane Fort thì nhấn mạnh: “Tính vạn năng của Rafale tạo ra lợi thế so với F-18 của Mỹ vì loại máy bay này trước khi cất cánh chỉ được sắp xếp để thực hiện một loại hình chiến đấu”. Ngay sau khi thông tin Dassault chiến thắng tại gói thầu MMRCA, cổ phiếu của hãng chế tạo hàng không Pháp đã tăng 22%, mức tăng kỷ lục trong 4 năm qua.
Luật sư Olivier Dassault, con trai của chủ tịch Serge Dassault, cho hay vụ mua bán thành công là tin rất tốt lành: “Có đến trên 500 công ty tham gia chế tạo phi cơ Rafale, đây là chiến thắng cho tất cả những ai đã góp phần tạo ra chiến đấu cơ đẹp nhất thế giới này”.
Rafale là loại máy bay chiến đấu đa đa chức năng cánh tam giác hai động cơ vô cùng linh hoạt của Pháp, do Công ty Hàng không Dassault thiết kế và sản xuất. Nhìn chiếc máy bay này, chúng ta có thể hình dung ra vẻ đẹp tinh tế của đất nước và con người Pháp.
Có thể nói gói thầu MMRCA là gói thầu mua máy bay chiến đấu lớn nhất trên thế giới, trong suốt lịch sử mua sắm máy bay chiến đấu hơn 100 năm qua (Kể từ khi chuyến bay của anh em nhà Wright người Mỹ năm 1903).
Thông số kỹ thuật của máy bay Chiều dài 15,27 m; sải cánh 10,80 m; chiều cao 5,34 m; diện tích cánh 45,7 m²; trọng lượng không tải 9.060 kg; trọng lượng có tải: 9.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 24.500 kg; động cơ 2 x SNECMA M88-2 turbin; cánh quạt lực đẩy có đốt sau 75 kN. Rafale có thể mang trên 8000 kg vũ khí gồm súng: 1× pháo 30 mm (1.18 in) GIAT 30/719B với 125 viên đạn.Tên lửa: Không đối không: MICA IR/EM hayAIM-9 Sidewinder hayAIM-132 ASRAAM hayAIM-120 AMRAAM hayMBDA Meteor hayMagic II. Không đối đất: MBDA Apache haySCALP EG hayAASM hayAM 39 Exocet tên lửa hạt nhân ASMP |
Trần Danh Bảng