Câu chuyện về tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp liên quan đến tài sản chung của Hộ gia đình dưới đây sẽ khiến nhiều ngỡ ngàng về cách áp dụng pháp luật của Tòa án. Bởi lẽ, lâu nay nhiều người vẫn nghĩ tài sản chung của Hộ gia đình có giá trị lớn sẽ phải do các thành viên đủ năng lực hành vi dân sự đồng ý thì mới được giao dịch.
Ngày 22/4/2016 TAND tỉnh Hà Giang đưa vụ án kinh doanh thương mại, tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa một bên là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Hà Giang một bên vay tài sản và người thứ ba (là người dùng tài sản bảo đảm thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay).
Tại bản án cấp sơ thẩm, TAND Thành Phố Hà Giang đã buộc người vay tài sản phải trả nợ cho Ngân hàng Agribank. Đồng thời, buộc bên thế chấp (bảo lãnh) tài sản cho bên vay phải bị xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên vay không thể thanh toán khoản nợ.
Thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình phải được tất cả các thành viên đủ năng lực hành vi dân sự đồng ý (ảnh minh họa).
Điều đáng nói, tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của Hộ gia đình nhưng khi ký hợp đồng thế chấp lại chỉ có duy nhất hai thành viên trong gia đình ký, các thành viên khác không hề biết và không được tham gia.
Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án cũng đã không thông báo, triệu tập đầy đủ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan để xem xét và đảm bảo quyền lợi cho họ.
Chính vì vậy, tại phiên tòa cấp Phúc Thẩm, đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ rõ những sai phạm tố tụng nghiêm trọng liên quan đến việc không triệu tập Người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, có những phân tích, khẳng định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng giữa bên có tài sản bảo đảm và Ngân hàng Agribank là không tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật dân sự 2