Hợp nhất bằng chính quy- tại chức: “Tiếp tay” cho con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp”

Hợp nhất bằng chính quy- tại chức: “Tiếp tay” cho con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp”

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 6, 08/12/2017 06:52

“Việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ tạo điều kiện, “tiếp tay” cho nhiều trường hợp con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp” để có một công việc tốt hơn”- PGS.TS Phạm Ngọc Trung nêu quan điểm xung quanh đề xuất bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy và tại chức.

Hình thức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ đổi thành đào tạo tập trung và không tập trung chứ không còn là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên như trước đây. Hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi lên văn bằng như quy định hiện tại.

Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong quy định về hình thức đào tạo cũng như văn bằng của giáo dục đại học được đưa ra trong dự thảo luật Giáo dục ĐH sửa đổi đang được bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Không phân biệt chính quy và tại chức: Con ông cháu cha có cơ hội sở hữu “bằng đẹp”?

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Trưởng khoa Văn hóa, học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ không thỏa đáng, mỗi hệ đào tạo có một nội dung chương trình riêng. Hình thức đào tạo chính quy tốn kém hơn, mất nhiều thời gian và tính kỷ luật cao, còn hệ tại chức thời lượng, chất lượng rõ ràng không bằng hệ chính quy.

Theo lý giải của PGS. Phạm Ngọc Trung, hiện nay, chất lượng của hai loại hình đào tạo chính quy và tại chức có khoảng cách nhất định, khi chúng ta chưa thể san bằng chất lượng của hai loại hình đào tạo này, chúng ta cần rạch ròi và ghi rõ hình thức đào tạo. Trước đây, chúng ta có quy định, người tốt nghiệp hệ chính quy mới được học thạc sĩ, tiến sĩ còn những người học hệ tại chức thì chỉ dừng lại ở đại học nhưng hiện nay, nếu học tại chức vẫn có thể “chuyển đổi” nhanh hơn lên tiến sĩ, thạc sĩ. Đó cũng là nguyên nhân vì sao chất lượng đào tạo hệ tại chức kém, chưa đạt chất lượng.

“Việc không ghi hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ tạo điều kiện, “tiếp tay” cho nhiều trường hợp con ông cháu cha sở hữu “bằng đẹp” để có một công việc tốt hơn”, PGS.Trung thẳng thắn nêu bất cập.

Vị PGS này lo ngại, việc không ghi rõ hình thức đào tạo sẽ không phản ánh đúng chất lượng đào tạo cũng như tạo điều kiện cho loại hình tại chức phát triển mạnh mẽ hơn. “Tất cả các trường hợp không đỗ đại học sẽ đi theo “con đường” tại chức để hợp thức hoá bằng cấp. Nguyên lý chung của xã hội, người ta sẽ tìm mọi cách để đạt được mục đích theo “công thức” chi phí thấp nhất, công sức bỏ ra ít nhất mà vẫn có tấm bằng- “đủ tiêu chuẩn” để xin việc. Nhiều người không quan tâm đến chất lượng đào tạo mà chỉ cần có tấm bằng trong tay là được”, PGS.Trung nói.

“Nếu không hình thức đào tạo trên văn bằng sẽ dẫn đến tình trạng ồ ạt đi học theo hình thức đào tạo không tập trung. Nó cũng sẽ xảy ra tình huống tương tự đào tạo liên thông như trước đây- nhiều người không đỗ đại học nhưng học theo hình thức liên thông lại ra trường nhanh hơn hệ chính quy. Theo quan điểm của tôi, cần có sự phân loại rõ ràng chứ không thể lập lờ không ghi hình thức đào tạo và tốt nghiệp hệ đào tạo nào cũng sở hữu “bằng đẹp” như nhau”, PGS.TS. Phạm Ngọc Trung nhấn mạnh.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.