Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và vị thế của Việt Nam

Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và vị thế của Việt Nam

Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Thị Hường

Thứ 6, 30/03/2018 15:52

Từ ngày 29 - 31/3/2018, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam (CLV) lần thứ 10.

Đây là 2 trong số các sự kiện đa phương lớn nhất được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2018.

Có khoảng 2.000 đại biểu tham dự Hội nghị GMS 6 và CLV 10, bao gồm lãnh đạo các nước hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng; đại diện các tổ chức quốc tế; các đối tác phát triển; các địa phương tiểu vùng Mê Công mở rộng; đại diện các tập đoàn lớn trong khu vực và thế giới…

Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 có chủ đề “Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng”. Chủ đề này mang ý nghĩa: Kỷ niệm 25 năm thành lập hợp tác GMS; xác định hướng đi cho hợp tác nhằm xây dựng khu vực Mê Công thịnh vượng, hội nhập và phát triển bền vững.

Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và vị thế của Việt Nam

Cuộc họp Quan chức cao cấp trong khuôn khổ Hội nghị GMS 6 diễn ra tại Hà Nội. 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần này, Việt Nam lần đầu tiên đưa sáng kiến tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh doanh nghiệp GMS với mục tiêu tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và Nhà nước, kết nối các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới.

Chương trình Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nước thành viên của GMS gồm Cam-pu-chia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây).

Tiểu vùng Mê Công mở rộng là một khu vực được gắn kết với nhau bởi dòng sông Mê Công, có diện tích 2,6 triệu km vuông và dân số là khoảng 340 triệu người. Hợp tác GMS được đánh giá là cơ chế hợp tác có hiệu quả hàng đầu trong các cơ chế hợp tác tại tiểu vùng Mê Công.

GMS có mục tiêu dài hạn thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), đưa Tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh, thịnh vượng ở Đông Nam Á.

Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng và vị thế của Việt Nam (Hình 2).

Phiên họp mở rộng Hội đồng Kinh doanh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng diễn ra sáng 30/3. (Ảnh Thành Long) 

Việt Nam tham gia tích cực Chương trình hợp tác kinh tế GMS ngay từ khi Chương trình này được thành lập vào năm 1992. Sự tham gia của Việt Nam mang nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo cũng như góp phần gia tăng liên kết kinh tế khu vực.

Tính đến tháng 12/2017, các dự án hợp tác trong GMS tại Việt Nam có quy mô đạt khoảng 6 tỷ đô la, chiếm khoảng 30% tổng số khoản vay/trợ cấp của GMS. Trong đó, lĩnh vực giao thông chiếm 87%; các lĩnh vực khác: phát triển đô thị (7,9%), y tế và bảo trợ xã hội (2,7%), nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên (3,7%), công nghiệp và thương mại (0,4%), thuận lợi hoá thương mại và vận tải (0,2%).

Việt Nam đã tham gia vào nhiều sáng kiến và các lĩnh vực hợp tác khác nhau của hợp tác GMS, cụ thể: Hiệp định tạo thuận lợi giao thông qua biên giới (CBTA) các nước GMS; Nghiên cứu chiến lược ngành giao thông tiểu vùng; Xây dựng Khung chiến lược thúc đẩy thương mại và đầu tư; Diễn đàn Kinh doanh GMS; Nghiên cứu và Kế hoạch tổng thể khu vực về liên kết điện năng trong GMS; Hiệp định giữa các quốc gia về thương mại điện năng khu vực, Hiệp định thương mại Điện năng khu vực; Xây dựng Chiến lược Năng lượng tiểu vùng Mê-công; Phòng chống HIV/AIDS cho dân di cư tự do, Giáo dục Phòng chống HIV/AIDS tại các khu vực vùng biên và Kiểm soát bệnh truyền nhiễm khu vực GMS; Nghiên cứu về Xoá bỏ Ma tuý trong GMS; Chương trình xây dựng năng lực cho các cán bộ GMS theo Kế hoạch Phnôm Pênh về Quản lý Phát triển; Các chương trình hợp tác du lịch Khung chiến lược và kế hoạch hành động nhân lực GMS; Khung chiến lược môi trường và chương trình môi trường trọng điểm, bao gồm Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; Xoá đói giảm nghèo và quản lý môi trường tại các lưu vực vùng sâu vùng xa; Mở rộng hợp tác tiểu vùng về nông nghiệp…

Hường - Long

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.