Hưng “kính”, ông trùm bảo kê chợ Long Biên chết: Cơ quan tố tụng cần phải làm gì?

Hưng “kính”, ông trùm bảo kê chợ Long Biên chết: Cơ quan tố tụng cần phải làm gì?

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 4, 14/08/2019 19:00

Hưng “kính”, trùm bảo kê chợ Long Biên chết, đồng nghĩa với việc cơ quan tố tụng phải ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo này.

Như thông tin Báo Người Đưa Tin đăng tải, ông trùm Hưng “kính” bảo kê chợ Long Biên, tên thật là Nguyễn Kim Hưng (SN 1963, trú tại phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên) đã tử vong vào trưa nay.

Góc nhìn luật gia -  Hưng “kính”, ông trùm bảo kê chợ Long Biên chết: Cơ quan tố tụng cần phải làm gì?

Bị cáo Hưng "kính" đã tử vong.

Bác sĩ Trần Ngọc Cường - Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Hà Đông xác nhận: “Bệnh nhân Nguyễn Kim Hưng nhập viện lúc 23h ngày 13/8. Sau khi khám tại bệnh viện được các bác sĩ chuẩn đoán xơ gan. Mặc dù được các bác sĩ hết lòng cứu chữa nhưng bệnh nhân đã tử vong vào khoảng 11h trưa 14/8”.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Xuân Cường - Công ty luật TAT Law Firm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Trong vụ án “Nguyễn Kim Hưng cùng đồng phạm cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại chợ Long Biên có 05 bị cáo bị truy tố và đã bị đưa ra xét xử sơ thẩm.

Vụ án đã được TAND thành phố Hà Nội xét xử vào ngày 26/7/2019 và ra bản án tuyên án 05 bị cáo phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Sau phán quyết sơ thẩm, nếu các bị cáo có đơn kháng cáo, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ là tòa án tiến hành xét xử phúc thẩm.

Luật sư Cường cho biết: Trong trường hợp bị cáo Nguyễn Kim Hưng có kháng cáo thì với sự kiện pháp lý bị cáo này đã chết thì đây sẽ là căn cứ để HĐXX cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 359 BLTTHS để hủy phần bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với bị cáo Nguyễn Kim Hưng.

“Điều 359. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án

………..

2. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án”.

Cụ thể, Điều 157 quy định căn cứ không khởi tố vụ án hình sự khi:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Trước đó, vào cuối tháng 7 vừa qua, bị cáo Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”) cùng đồng phạm đã bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.

Sau một ngày xét xử, tòa cấp sơ thẩm nhận định: Hành vi của các bị cáo đã vi phạm quyền sở hữu công dân, làm mất trật tự xã hội. Các bị cáo có đủ nhận thức để biết việc cưỡng đoạt tài sản là vi phạm pháp luật nhưng các bị cáo vẫn thực hiện, gây ra hàng loạt khó khăn cho việc kinh doanh của hộ gia đình bị hại, buộc bị hại phải nộp một khoản tiền lớn trong thời gian dài. Hành vi của các bị cáo cần được xử lý nghiêm trước pháp luật để răn đe phòng ngừa chung.

Vì các lẽ trên, tòa cấp sơ thẩm tuyên bố các bị cáo phạm tội Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170, khoản 1, Bộ luật Hình sự năm 2015, và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Kim Hưng 48 tháng tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng; bị cáo Nguyễn Hữu Tiến 36 tháng tù; Lê Thanh Hải 42 tháng tù; Nguyễn Mạnh Long 42 tháng tù và Dương Quốc Vương 42 tháng tù.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.